Giáo án bài đồ dùng trong nhà môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 4: đồ dùng trong nhà  (T2)   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS:        – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 4: đồ dùng trong nhà  (T2)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS:

       – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

       – Nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

       – Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

       – Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Giáo viên:

–              Tranh trong SGK

–              Thẻ hình vẽ ngôi nhà và các đồ dùng, thiết bị trong nhà, bông băng y tế, thuốc sát trùng, băng keo cá nhân, khăn giấy.

– Học sinh:

–              Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động giáo viên        Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:

   a. Mục tiêu:

–              Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết học trước.

   b. Cách tiến hành:

–              GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS và tổ chức dưới hình thức trò chơi.

        – GV phổ biến luật chơi: GV phát cho mỗi nhóm một bức tranh vẽ ngôi nhà chưa có các đồ dùng và hình ảnh một số đồ dùng trong nhà. HS lựa chọn hình ảnh đồ dùng và đặt vào vị trí phù hợp.

       – GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.  

2. Hoạt động 1: Đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm khi sử dụng. (Nhóm 2)

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

   b. Cách tiến hành:

–              GV yêu cầu HS tạo thành nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK trang 22 và cùng thảo luận theo các yêu cầu trong SGK:

+ Kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong tranh.

        + Để an toàn, chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng đó?

        – GV quan sát các nhóm, gợi ý để HS tìm hiểu được nhiều hơn về các đồ dùng.

       – GV yêu cầu 2-3 cặp HS lên chỉ tranh và hỏi đáp trước lớp về các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cũng như cách sử dụng an toàn các đồ dùng đó.

        – GV mở rộng thêm, giúp HS nhận biết một số nhóm đồ dùng, thiết bị:

+Nhóm đồ dùng điện: nồi cơm điện, lò nướng,bếp điện,…

+Nhóm đồ dùng phát nhiệt: bếp ga, bàn ủi,hộp quẹt,…

+Nhóm đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, …

        – GV kết hợp giáo dục HS ý thức giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

       – GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận,

Kết luận: Em cần cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm.     

– HS tạo thành nhóm 2 và thảo luận.

Đồ dùng gây nguy hiểm: dao, kéo, nồi đang nấu trên bếp,…

Để an toàn ta cần lưu ý khi sử dụng:

+ Dao: Cầm dao đúng cách: giữ lưỡi dao bằng ngón trỏ và ngón cái, các ngón còn lại cầm chặt lấy cán dao./Không dùng lưỡi liếm dao sau khi cắt hoa quả, bánh kem./Nên cuộn tròn các đầu ngón tay khi cắt./ Nên cố định thớt khi cắt sẽ giúp việc cắt thái thực phẩm trở nên dễ dàng hơn, bạn sẽ cắt chính xác, không bị lệch và hạn chế được rủi ro cắt vào tay./Không được dùng lòng bàn tay làm thớt khi cắt.

+Kéo: Nên chọn một cây kéo tốt, không có đầu nhọn.

 Một số quy tắc khi sử dụng kéo: Kéo chỉ dùng để cắt giấy. Tránh di chuyển khi đang cầm kéo.Nếu bắt buộc phải di chuyển thì nên: bỏ các ngón ra khỏi tay cầm của kéo, đóng lưỡi kéo lại, nắm chặt phần lưỡi kéo trong lòng bàn tay. Khi di chuyển nên cầm kéo sát vào người.

 Cách cầm kéo: Cố định cổ tay, xỏ ngón cái vào lỗ nhỏ của cây kéo.Xỏ ngón giữa vào lỗ còn lại.Đặt ngón trỏ bên ngoài lỗ kéo, ở phía trước của ngón giữa.Ngón áp út và ngón út nên cuộn vào lòng bàn tay.

– HS nghe và nhớ

NGHỈ GIỮA TIẾT

3. Hoạt động 2:Cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình. (Nhóm 4)

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

       – GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1,2,3,4 trong SGK trang 22,23 và trả lời câu hỏi:

       + Chuyện gì có thể xảy ra với các bạn trong tranh?

+ Em sẽ khuyên bạn điều gì trong tình huống đó?

– GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

– GV hướng dẫn HS một số biện pháp để giữ an toàn cho bản thân trong các trường hợp trên.

– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Em sử dụng an toàn các đồ dùng trong nhà.     

– HS thảo luận trong nhóm 4

+ Tranh 1: Bạn đang bưng một tô canh đang nóng và tay của bạn đang run. Bạn có thể sẽ làm đổ tô canh. Em sẽ khuyên bạn là nên để một cái dĩa ở phía dưới cái tô để không bị nóng.

+ Tranh 2: Bạn đang chuẩn bị ghim chuôi quạt vào ổ điện. Trên tay của bạn có nước. Bạn có thể sẽ bị điện giật. Em sẽ khuyên bạn là nên lấy khăn chùi khô tay trước rồi hãy ghim chuôi điện vào./ Bạn nên nhờ người khác ghim chuôi giùm.

Tranh 3: Trên tay bạn đang cầm 2 ly nước nóng và chạy thật nhanh.Nước đang bắn ra khi bạn chạy. Nước nóng quá bạn có thể sẽ vuột tay và làm đổ ly nước./Nước nóng văng ra sẽ làm bạn bỏng tay.Em sẽ khuyên bạn là nên để 2 cái ly vào một cái khay và bưng đi./Bạn nên để ở dưới mỗi ly một cái dĩa nhỏ và bưng đi dễ dàng./Bạn nên lót cái gì đó ở dưới ly và bưng từng ly một chứ không nên bưng một lúc cả hai ly vì như vậy sẽ dễ làm bỏng tay và có thể té.

Tranh 4: Bạn đang chăm chú xem ti vi và đưa kéo có đầu nhọn về phía chị của mình.Chị của bạn có thể sẽ bị đầu nhọn của kéo đâm trúng.Em sẽ khuyện bạn:bạn nên quay lại nhìn chị của mình và đưa kéo cho chị./Bạn nên đưa phần cán kéo ra chị của mình cầm.

– HS trình bày trước lớp.

– HS lắng nghe+ nhớ

4. Hoạt động 3:Xử lí tình huống (Nhóm 4)

   a. Mục tiêu:

–              HS lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng đồ dùng trong nhà không cẩn thận.

   b. Cách tiến hành:

       – GV treo tranh như trong SGK.

       + Tranh vẽ gì?

       – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đóng vai giải quyết tình huống.

      – GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

      – GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

      – GV giới thiệu số điện thoại 115 và hướng dẫn HS biết tác dụng của số điện thoại này.

Kết luận: Khi bị thương, em cần bình tĩnh xử lí vết thương, có thể gọi điện thoại cho ba mẹ, người lớn trong nhà hoặc gọi 115.

– HS tập đọc từ khoá của bài: “Đồ dùng – Thiết bị”.           

– HS quan sát

– Tranh vẽ một bạn đang dùng kéo cắt giấy thành quần áo. Tay của bạn bị thương. Trên đầu bạn đang hiện ra hình ảnh của ba mẹ bạn, bông băng y tế và băng dán cá nhân, điện thoại có số 115.

– HS thảo luận theo nhóm 4 và đóng vai.

 

– HS trình bày trước lớp.

 

– HS nghe và nhớ

– HS đọc và nhớ

5. Hoạt động tiếp nối

   – GV yêu cầu HS về trao đổi với bố mẹ hoặc người thân về cách xử lí khi bản thân bị thương.

– Ôn tập kiến thức của các bài 1,2,3,4 để chuẩn bị cho bài ôn tập tiếp theo.           

– HS lắng nghe

Leave a Comment