Giáo án bài đồ dùng trong nhà môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 4 đồ dùng trong nhà  (T1)   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS:        – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 4 đồ dùng trong nhà  (T1)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS:

       – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

       – Nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

       – Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

       – Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Giáo viên:

–              Tranh trong SGK

–              Thẻ hình vẽ ngôi nhà và các đồ dùng, thiết bị trong nhà, bông băng y tế, thuốc sát trùng, băng keo cá nhân, khăn giấy.

– Học sinh:

–              Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động giáo viên        Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:

   a. Mục tiêu:

–              Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các đồ dùng trong nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

   b. Cách tiến hành:

–              GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.

–              GV phổ biến luật chơi: Sau khi GV nêu yêu cầu “Nói tên một đồ dùng trong nhà mà em biết”, một bạn HS được chỉ định đứng lên nêu nhanh tên một đồ dùng, sau đó được chỉ định một bạn bất kì khác đứng lên trả lời tiếp. Bạn trả lời sau không được trùng câu trả lời với các bạn trước đó.

         – GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Đồ dùng trong nhà”.  

–              HS lắng nghe luật chơi

–              HS thực hiện chơi thử

–              HS chơi trò chơi

Đồ dùng trong nhà: chảo, nồi, chổi, giường, tủ lạnh, ti vi, bàn , ghế, võng, quạt, kệ sách,…

–              HS lắng nghe.

2. Hoạt động 1: Tên và cách sử dụng một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. (Nhóm 2)

   a. Mục tiêu:

–              HS đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

        – GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trang 20,21 trong SGK và hỏi đáp theo nhóm về một số đồ dùng thiết bị có trong nhà bạn An.

        – GV quan sát các nhóm HS, gợi ý để các em trả lời được nhiều hơn về cách sử dụng của một số đồ dùng, thiết bị. VD:Bình trà được làm bằng gì? Khi sử dụng phải lưu ý điều gì?

– GV yêu cầu 3-5 cặp HS lên chỉ tranh và hỏi đáp trước lớp.

– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Các đồ dùng, thiết bị thường có trong nhà là ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp ga, tủ, ghế, rổ, cốc, bát,..

–  HS tạo thành nhóm đôi và thảo luận.

Tủ: dùng để đựng quần áo.

Giường: để nằm nghỉ ngơi khi mệt và để ngủ.

Máy điều hoà: làm mát phòng.

Đồng hồ: để xem giờ.

Cái điều khiển ti vi: để xem các chương trình trong ti vi.

Bình hoa: để trang trí cho đẹp.

Bình trà: để uống trà

Ghế sôfa: để ngồi

    ….   …..    …..

NGHỈ GIỮA TIẾT

3. Hoạt động 2: Cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

   b. Cách tiến hành:

– Chuyển ý: Các em vừa tìm hiểu về những đồ dùng có trong tranh nhà bạn An.Trong nhà em còn có những đồ dùng nào và cách sử dụng nó ntn cho đúng cô và các em cùng tìm hiểu nhé?.

– GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi về cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị có trong nhà của mình, sau đó cho một số HS chia sẻ trước lớp.

– GV kết hợp hướng dẫn HS cách sử dụng đúng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.

– GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

Kết luận: Em sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.               

– HS chia sẻ theo nhóm đôi

 Chổi : dùng để quét nhà cho sạch.

Cây lau nhà: dùng để lau nhà.

Điện thoại: để nghe và nói chuyện với bạn, xem tin tức trên mạng.

Bàn ủi: để ủi đồ không bị nhăn.

… … …

4. Hoạt động tiếp nối

   – GV dặn dò HS về nhà sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.         

– HS lắng nghe

Leave a Comment