Giáo án bài đọc nhạc môn âm nhạc sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 3: đọc nhạc   10 phút Phần khởi động   –              GV tổ chức trò chơi nghe âm thanh đoán tên nốt nhạc. Ví dụ: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 3: đọc nhạc

 

10 phút Phần khởi động

 

–              GV tổ chức trò chơi nghe âm thanh đoán tên nốt nhạc. Ví dụ: GV đánh trên đàn các nốt mà HS đã học (Rê Mi Son La) và yêu cầu HS đoán tên nốt. GV đánh từ 1 nốt nhạc sau đó lên 2 nốt nhạc (Không thực hiện quá 3 nốt nhạc)

Phần nội dung cốt lõi

20 phút HĐ: Học mẫu kí hiệu nốt nhạc bằng bàn tay, kết hợp nốt nhạc bằng hình tượng

 

–              GV giới thiệu mẫu kí hiệu nốt nhạc bàn tay bốn nốt RÊ MI SON

 

LA cho HS

 

–              GV làm mẫu đọc nốt nhạc theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay, HS thực hiện lại kí hiệu bàn tay và đọc theo cao độ nốt nhạc.

 

–              GV thực hiện một số mẫu 4 âm hoặc 5 âm

–              GV yêu cầu HS thực hiện mẫu âm dựa trên 4 nốt đã học của riêng mình

 

Yêu cầu NLÂN: (NLĐT4)

HĐ: Trò chơi vận động

 

– Trò chơi chỉ huy bằng kí hiệu bàn tay

 

5 phút   Phần tổng kết

Củng cố – Đánh giá:

 

Thể hiện âm nhạc

 

Em có thể đọc cao độ 4 nốt Rê, Mi, Son, La theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay

 

Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc

Em hãy làm mẫu kí hiệu nốt nhạc bàn tay để đọc cùng bạn

Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

 

Em hãy tạo ra mẫu 4 âm, 5 âm dựa trên kí hiệu nốt nhạc bàn tay hai nốt Son, Mi

 

Tiết 4: Nhạc cụ, Góc âm nhạc của em 5 phút Phần khởi động

 

HĐ1: Khởi động

 

GV cho tổ chức trò chơi cho HS nghe âm thanh đoán tên và mô tả nhạc cụ

Phần nội dung cốt lõi

 

15 phút HĐ: Nhạc cụ trống con và bộ gõ cơ thể

 

GV giới thiệu trống con (gõ tang trống) và vận động: vỗ tay, vỗ đùi, giậm chân

 

GV nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy HS thực hiện các mẫu âm (nốt đen: ta, nốt móc đơn: ti)

 

GV cần hướng dẫn HS tập gõ đều trống con trước khi vào bài học theo hai cách khác nhau: tang trống và mặt trống. Ví dụ: ta (gõ mặt trống) – ti (gõ tang trống) – ta (gõ mặt trống) – ti (gõ tang trống)

 

GV cần làm mẫu cho HS quan sát trước khi hướng dẫn HS thực hiện các mẫu luyện tập

Ví dụ: đen – đơn đơn – đen – lặng đen đọc thành: ta – ti ti – ta –

 

um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng)

 

 

GV tổ chức  HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để

dễ quan sát và sửa lỗi

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5)

 

5 phút   HĐ: Thực hành gõ đệm bài Múa đàn

 

GV tập gõ đệm cho HS một câu của bài hát Thật là hay kết hợp với từng loại nhạc cụ.

 

GV phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát.

YCCĐ về PC: (PC2)

 

5 phút   Phần tổng kết

Củng cố – Đánh giá:

 

Thể hiện âm nhạc

 

Em hãy gõ đệm bằng trống con và bộ gõ cơ thể cho bài hát Thật là hay cùng bạn

 

Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc

Em hãy quan sát và thực hiện mẫu gõ tiết tấu sau

Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

 

Em hãy sáng tạo mẫu gõ trống con, sau đó đệm hát cùng bạn

5 phút   Góc âm nhạc của em (củng cố lại các nội dung đã học trong chủ đề)

 

–              GV có thể đọc; hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm đánh giá năng lực của HS sau khi học xong một chủ đề.

 

–              GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của HS. Chú ý nên hỏi câu hỏi gợi mở với các động từ chỉ mức độ như: Em thích hoạt động học nào nhất …? Em có thể làm được hay không…?

Leave a Comment