Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Tủ đọc sách báo: đọc sách báo viết về cây cối
(1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo viết về cây cối mình mang tới lớp.
– Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng:
• Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
• Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp, cảm xúc với bài văn, bài thơ.
3. Phẩm chất
– Có tình yêu với cây cối.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu.
– Giáo án
2. Đối với học sinh
– SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em em sẽ biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo viết về cây cối mình mang tới lớp; Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Chúng ta cùng vào bài học.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị
a. Mục tiêu: HS mang đến lớp sách (báo) viết về cây cối; giới thiệu cuốn sách của mình.
b. Cách tiến hành:
– GV yêu cầu cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 yêu cầu của tiết học:
+ HS1 đọc yêu cầu 1: Em hãy mang đến một quyển sách (tờ báo) viết về cây cối. Giới thiệu sách (báo) với các bạn.
• GV yêu cầu HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK.
• GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: HS bày trước mặt sách báo mình mang đến.
• GV khen những HS tìm được sách báo đúng chủ điểm cây cối nhưng vẫn chấp nhận nếu HS mang đến sách báo viết về nội dung khác, miễn là sách đó bổ ích, phù hợp với tuổi thiếu nhi.
– GV yêu cầu một vài HS giởi thiệu cuốn sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.
+ HS1 đọc yêu cầu 2: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích. Chép lại những câu văn, câu thơ hay hoặc viết cảm nghĩ của em.
• GV nhắc HS nào không có sách mang đến lớp có thể đọc văn bản mẫu trong SGK trang 29. GV chỉ định 2 HS đọc bài Bạn có biết?
+ HS1 đọc yêu cầu 3: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe những gì em vừa đọc.
– GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS đọc kĩ một đoạn, bài yêu thích để tự tin đọc trước lớp. Ghi lại vào vở những câu văn hay, đáng nhớ.
Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe (Bài tập 3)
a. Mục tiêu: HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe; đọc trước lớp.
b. Cách tiến hành:
– GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe.
– GV mời một số HS đứng trước lớp, đọc lại (hoặc kể lại) to, rõ những gì vừa đọc. HS có thể đọc một mẩu chuyện ngắn. HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm. Hoặc ngược lại, người đọc có thể ra câu hỏi cho người nghe.
– GV hướng dẫn cả lớp bình chọn bạn đọc (kể) to, rõ, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện thú vị.
– GV kiểm tra các nhóm tự đọc sách đã trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách thế nào.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS đọc yêu cầu câu 1.
-HS trả lời: Tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Mười vạn câu hỏi vì sao? – Thực vật,; Câu chuyện của cây xanh; Những điều bạn nên biết về thế giới thực vật; 108 chuyện kể hay nhất về các loài cây và hoa quả.
– HS giới thiệu.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi 2.
– HS đọc bài mẫu.
– HS đọc yêu cầu câu 3.
– HS thực hiện.
– HS đọc trong nhóm.
– HS đọc trước lớp.
Bài 19: bạn trong nhà
Chia sẻ về chủ điểm
(15 phút)
GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ các con vật ở SHS trang 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
– Bài tập 1: Hãy gọi tên các con vật dưới đây, nói điều em biết về các con vật đó?
+ GV mời một nhóm (2 HS) chỉ hình và nói tiếp nối.
+ HS trả lời:
(1): Đây là con hổ. Hổ sống trong rừng. Nó là con vật rất hung dữ.
(2): Đây là con gấu. Gấu sống trong rừng. Trong nhiều phim, nó rất hiền. Nhưng thực ra, nó rất hung dữ.
(3): Đây là sư tử. Nó rất hung dữ.
(4): Đây là bò và bê. Mẹ bò và con là bê đang gặm cỏ non.
(5) : Đây là hươu cao cổ. Cổ nó rất dài. Nó thường sống ở châu Phi. Nó rất hiền.
(6): Đây là gà trống, gà mái và đàn gà con. Người ta nuôi gà để lấy trứng và thịt.
(7): Đây là con lợn (heo). Lợn được nuôi rất nhiều ở quê. Người ta thường nuôi lợn để ăn thịt.
(8): Đây là chim bồ câu. Chim bồ câu có thể giúp con người đưa thư.
(9): Đây lả vịt mẹ và vịt con. Vịt thích bơi lội dưới ao. Người ta thường nuôi vít để lấy trứng và thịt.
(10): Đây là con chó. Chó là bạn rất gân gũi với con người.
+ GV nhận xét, đánh giá.
– Bài tập 2: Xếp tên các con vật trên thành 2 nhóm:
a) Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi).
b) Những con vật không được nuôi trong nhà.
+ GV mời đại diện 2 HS trả lời:
+ HS trả lời:
a) Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi): gà, bò, bê, vịt, bồ câu, lợn, chó.
b) Những con vật không được nuôi trong nhà (động vật hoang dã): gấu, sư tử, hổ, hươu cao cổ.
– GV giới thiệu bài học: Bài học này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về những người bạn trong nhà. Chắc các em đã đoán được bạn trong nhà là những ai. Đó chính là những con vật được con người nuôi trong nhà như: con gà, con vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, con chó, con mèo, con trâu, con bò, con ngựa,… Tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu các vật nuôi trong nhà. Có những người bạn này trong nhà, cuộc sống cùa các em sẽ thêm vui.