GIÁO ÁN BÀI Đọc thêm THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 89-90.                                                Đọc văn. Đọc thêm: – LAI TÂN (Hồ Chí Minh) – NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu) – TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính) – CHIỀU XUÂN …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 89-90.

                                               Đọc văn. Đọc thêm:

– LAI TÂN (Hồ Chí Minh)

– NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu)

– TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính)

– CHIỀU XUÂN (Anh Thơ)

 

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

      – Cảm nhận thêm về thơ văn yêu nước,tình yêu đối với quê hương và tình yêu đôi lứa.

      – Nhận biết những đặc sắc nghệ thuật của các nhà thơ trong phong trào thơ Mới.

    2. Kĩ năng

      Đọc hiểu các thơ  theo đặc trưng thể loại.

    3. Thái độ

       – Biết yêu cuộc sống và yêu quê hương, yêu con người với tình yêu trong sáng.

       – Biết cảm nhận, đánh giá về hoàn cảnh xã hội để sống tốt hơn, để trân trọng cái đang có.

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm… GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp   Tiết 89

          Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

 

  2. Kiểm tra bài cũ

–  Đọc thuộc bài thơ “Từ ấy” và cho biết mạch vận động của cái tôi trữ tình trong bài thơ diễn biến như thế nào?

   3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bài đọc thêm thuộc xu hướng văn học lãng mạn và bộ phận văn học cách mạng để mở rộng vốn kiến văn, cảm nhận thêm về tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa, đồng thời làm cơ sở cho bài viết nghị luận văn học.

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

TIẾT 89

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 Gv hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Lai Tân”(Hồ Chí Minh):

 

GV cho hs đọc bài,tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ của từng bài.

 

 

Bức tranh nhà tù hiện lên qua những hình ảnh nào?

Thái độ của t/g đối với xh ấy như thế nào?

 

Hs thảo luận trả lời,gv hình thành k/thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài thơ : “Nhớ đồng”(Tố Hữu).

 

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng như thế nào đến nhà thơ trong t/g ở tù?

Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò,cảnh quê hương hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ ấy?

Tâm trạng chính của t/g từ đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài?

 

Hs thảo luận trả lời câu hỏi,Gv tổng hợp vấn đề

Gv cần nhấn mạnh sự mơ tưởng của tác giả khi được tự do gắn liền với lí tưởng sống mà ông đã bắt gặp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hết tiết 89, chuyển sang tiết 90

Lớp   Tiết 90

          Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

 

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài “Tương tư”.

 

Đặc trưng của bài Tương tư?

Cảm nhận của em về tâm trạng của chành trai?

Nhận xét về cách dùng từ,cách sử dụng hình ảnh thơ,ngôn ngữ?

Bài thơ thành công do những yếu tố nào?

 

 

 

 

 

Hs thảo luận trả lời,gv tổng hợp ý

 

 

 

Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu bài: Chiều xuân(Anh Thơ)

 

 

Tìm bố cục và ý chính của từng phần?

Bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 hiện lên như thế nào?

Ở khổ 2,cảnh sắc có gì thay đổi,nhận xét về cách chọn h/ả?

Ở đoạn 2,thiên nhiên có phần kì thú hơn là nhờ đâu?

 

Việc đưa h/ả con người vào khổ 3 có tác dụng gì?

 

 

Hs thảo luận trả lời,gv tổng hợp ý chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều xuân?

 

 

 

 

Nêu ý nghĩa của văn bản ?       I. Bài thơ Lai Tân

  1/Xuất xứ:Bài 97 của NKTT

  2/Nội dung:

a)Bức tranh nhà tù:

-Ban trưởng đánh bạc là phạm pháp,trắng trợn vi phạp p/l, điều này chứng tỏ p/l dưới c/đ TGT là giả dối

-Hành động cảnh trưởng trấn lột của tù nhân là hành động bẩn thỉu

-Huyện trưởng chong bàn đèn thuốc phiện làm công việc  là có ý mỉa mai ,tố cáo sự đồi bại,vô trách nhiệm

b)Thái độ châm biếm,mỉa mai:Với n/t dùng từ và đối nghĩa,tác giả chỉ rõ cảnh thái bình giả tạo,1 xh suy đồi đã tồn tại rất lâu ở nơi này

Bài thơ là bức tranh thu nhỏ của xh TQ với lũ quan lại đồi bại,tham nhũng quan liêu qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc

3. Nghệ thuật:

– Tạo điểm nhấn ở cuối mỗi câu.

– Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết.

4. Ý nghĩa văn bản:

Thực trạng đen tối, thối nát của xã hội tưởng như êm ấm tốt lành.

 

II. Bài thơ Nhớ đồng

  1/Thời điểm sáng tác:Lúc bị bắt giam

  2/Nội dung:

-Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng

-Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước,quê hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân

-Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối,thúc giục con người

-Cùng với nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc.Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một c/n trong hoàn cảnh bị giam hãm,khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ,dịu ngọt hơn.Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn

-Từ đoạn 10 cho đến hết , nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của t/g

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt,trăn trở,réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.

3Nghệ thuật:

Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khoắc khoải trong nỗi nhớ.

4. Ý nghĩa văn bản :

Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ  cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

 

 

III. Bài thơ Tương tư

 1.Tác giả: sgk

 2. Bài thơ:

   a. Nội dung:

*Đặc trưng của bài Tương tư: Đậm đà chất dân tộc trong điệu tâm hồn cả trong lối diễn đạt nhưng lại là tiếng thơ của một thời đại mới

*Cảm nhận về tâm trạng chàng trai:Buồn nhớ,thao thức và cả trách móc nhưng là sự trách móc của một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu

*Cắt nghĩa sự thành công của bài thơ:

-Do sự đồng điệu giữa thơ NB với tâm trạng của người đang yêu

-Do dùng những h/ả quen thuộc của ruộng đồng thành ra tiếng thơ mộc mạc chân thành

Bài thơ là lời trách móc đáng yêu của chàng trai trong khi yêu .Chính cái tình quê ấy làm nên sự quen thuộc gần gũi, đáng yêu của thơ NB.

b.Nghệ thuật:

– Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hông thơ trữ tình dân gian.

 c. Ý nghĩa văn bản:

vẻ đẹp trữ tình của một tình yêu chân quê thuần phác.

 

IV.Bài thơ Chiều xuân

  1. Tác giả:  (sgk)

  2. Bài thơ:

  – Xuất xứ:nằm trong tập thơ đầu tay “Bức tranh quê”

     a.Nội dung

Chọn khung cảnh chiều mưa bụi t/g có dịp nói đến cái đặc sắc của tiết trời xứ Bắc.Ba đoạn thơ là 3 khung cảnh

*Cảnh đầu tiên là bến vắng không âm thanh,không sắc màu tươi sáng mưa rơi rất êm,bến rất vắng có con đò cũng lười biếng bất động,một quán nước không người,chỉ có những cánh hoa xoan rụng tơi bời vẻ nên không gian vắng lặng của chiều mưa

*Cảnh thứ hai là đường đê vẫn làn mưa bụi giăng nhưng đã có hoạt động của trâu bò gặm cỏ và những cánh bướm rập rờn.Đoạn thơ có nét tươi mát,thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ

*Cảnh ngoài đồng cào cỏ:bằng cảm hứng qua những chi tiết bình thường,t/g đã tìm được vẻ đẹp bình dị của nông thôn. Đoạn này đã có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn ,cảnh bớt vắng vẻ.Bài thơ có được cái ấm áp của đời thường

Nhà thơ không phải chỉ tả thiên nhiên qua lối quan sát nhìn ngắm bình thường  mà sống với hồn của cảnh vật nên thơ của bà tả được cái thần hồn của thiên nhiên qua những gì dụng dị nhất, đời thường nhất.

  b. Nghệ thuật:

Sử dụng hình ảnh  tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói cái tĩnh.

  c. Ý nghĩa văn bản:

bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước đã trùm lên bức tranh quê buổi “Chiều xuân”.

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

 4. Củng cố: Gv tổng  kết lại ý chính của mỗi bài.

 5. Dặn dò:

Đọc thuộc lòng 4 bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.

Soạn bài : Tiểu sử tóm tắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn : 03/02/2018

Ngày dạy:

  Tiết 91.    Làm văn

TIỂU SỬ TÓM TẮT

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

      – Nắm được mục đích, yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt.

      – Cách viết tiểu sử tóm tắt.

    2. Kĩ năng

      Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.

    3. Thái độ:

       – Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và chọn lọc cho phù hợp  khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt

B. Phương tiện:

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk,

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành,  GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình  dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp   Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

 

  2. Kiểm tra bài cũ

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm một trong bốn bài đọc thêm đã học. Trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh thơ mà anh/chị ấn tượng nhất.

   3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bài học hôm nay  giúp chúng ta tìm hiểu về văn bản tiểu sử tóm tắt và cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt để phục vụ cho học tập và nhu cầu đời sống.

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu mục I.sgk

Gv đưa ra một văn bản tiểu sử tóm tắt và cho hs đọc,tìm hiểu kĩ những gì được thể hiện trong văn bản.

Câu hỏi thảo luận:

Tiểu sử tóm tắt là gì?

 Mục đích,yêu cầu của tiểu sử tóm tắt?

 Vai trò của tiểu sử tóm tắt trong cuộc sống và trong học văn?

 

Hs thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời,gv tổng hợp và cho ghi ý chính

Lưu ý:Gv cần làm rõ cho hs vai trò của tóm tắc tiểu sử phục vụ cho hoạt động giảng dạy và tiếp nhận văn học.GV có thể cho ví dụ cụ thể như tiểu sử của ND ảnh hưởng ntn đến những sáng tác và tâm sự mà ông thể hiện trong tác phẩm.

 Gv hướng dẫn hs tìm hiểu mục II sgk

 

 

Thông qua văn bản đã được tiếp nhận,hs thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

Khi chọn tài liệu viết tiểu sử tóm tắt cần lưu ý những điểm nào?

Các bước để viết tiểu sử tóm tắt?

 

 

 

Gv cần chỉ cho hs tiến trình để tránh sự sắp xếp lộn xộn trong khi viết

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Gv hướng dẫn hs làm bài tập sgk.      I.Mục đích,yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

  1/Khái niệm tiểu sử tóm tắt

 Đó là một văn bản thông tin một cách khách quan trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.

2/Mục đích:Nhằm giới thiệu cho người đọc,người nghe về cuộc đời,sự nghiệp,cống hiến của người được nói tới.

– Những hiểu biết đó giúp cho người quản lí tìm hiểu,theo dõi và sắp xếp,phân công công việc hợp lí,hiệu quả.

– Ngoài ra nắm được tóm tắt tiểu sử của nhà văn,nhà thơ chúng ta có cơ sở hiểu đúng ,hiểu sâu về tác phẩm của họ.

3/Yêu cầu

-Thông tin:khách quan,chính xác về người được nói tới.Do đó phải ghi cụ thể,chính xác về số liệu,mốc thời gian,thành tích, đóng góp nổi bậc của người được nói đến

-Nội dung và độ dài:Cần phù hợp với mục đích viết tóm tắt

-Văn phong:Cần cô đọng,trong sáng,không sử dụng biện pháp tu từ

 

 

II.Cách viết tiểu sử tóm tắt

  1/Chọn tài liệu

-Yêu cầu của nội dung và các tài liệu sưu tầm:Chính xác,chân thực, đầy đủ,tiêu biểu.

-Đọc và tìm ý: Đọc và nắm được nội dung chính của tài liệu và sưu tập để tìm các ý chính của bản tiểu sử cần tóm tắt.

 2/Viết tiểu sử tóm tắt

-Giới thiệu về nhân thân của người được giới thiệu:họ tên,năm sinh,quê quán,gia đình,học vấn.

-Hoạt động xã hội của người được giới thiệu làm gì, ở đâu,mối quan hệ với mọi người.

-Những đóng góp,những thành tích tiêu biểu của người được giới thiệu

-Đánh giá chung về người được giới thiệu..

III. Luyện tập

  Bài tập 1:

Trường hợp c, d cần viết tiểu sử tóm tắt..

Bài tập 2:

* Giống nhau:

Các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh có thể viết về một nhân vật nào đó.

* Khác nhau:

– Điếu văn viết cho người mất để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có phần chia buồn với gia quyến.

– Sơ yếu lí lịch: do bản thân viết theo mẫu, còn phần tóm tắt do người khác viết khá linh hoạt.

– Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng của thuyết minh rộng hơn và thuyết minh có yếu tố cảm xúc.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4.Củng cố: Hs nghe một số  ví dụ tiêu biểu về cách viết tiểu sử tóm tắt

5.Dặn dò:

Làm thêm bài tập trong sách bài tập.

Soạn bài “Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt”.

 

                                               Đọc văn. Đọc thêm:

– LAI TÂN (Hồ Chí Minh)

– NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Thái độ châm biếm của tác giả.

– Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài, biểu hiện của niềm khat khao yêu cuộc sống. Lựa chọn hình ảnh, miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.

LỚP 11A6 :

– Thực trạng thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Thái độ châm biếm của tác giả.

– Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài, biểu hiện của niềm khat khao yêu cuộc sống. Lựa chọn hình ảnh, miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.

b. Kĩ năng                             

– Đọc hiểu  bài thơ theo đặc trưng thể loại.

c. Tư duy, thái độ                                             

– Biết yêu cuộc sống và yêu quê hương, yêu con người với tình yêu trong sáng.     

– Biết cảm nhận, đánh giá về hoàn cảnh xã hội để sống tốt hơn, để trân trọng cái đang có.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Từ ấy” (Tố Hữu). Phân tích một khổ thơ mà em yêu thích.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

          Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bài đọc thêm thuộc xu hướng văn học lãng mạn và bộ phận văn học cách mạng để mở rộng vốn kiến văn, cảm nhận thêm về tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa, đồng thời làm cơ sở cho bài viết nghị luận văn học.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ “Lai Tân”.

 

GV cho hs đọc bài,tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ của từng bài.

 

 

Bức tranh nhà tù hiện lên qua những hình ảnh nào?

Thái độ của t/g đối với xh ấy như thế nào?

 

Hs thảo luận trả lời,gv hình thành k/thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài thơ : “Nhớ đồng”(Tố Hữu).

 

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng như thế nào đến nhà thơ trong t/g ở tù?

Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò,cảnh quê hương hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ ấy?

Tâm trạng chính của t/g từ đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài?

 

Hs thảo luận trả lời câu hỏi,Gv tổng hợp vấn đề

Gv cần nhấn mạnh sự mơ tưởng của tác giả khi được tự do gắn liền với lí tưởng sống mà ông đã bắt gặp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          I. Bài thơ Lai Tân

  1/Xuất xứ:Bài 97 của NKTT

  2/Nội dung:

a)Bức tranh nhà tù:

-Ban trưởng đánh bạc là phạm pháp,trắng trợn vi phạp p/l, điều này chứng tỏ p/l dưới c/đ TGT là giả dối

-Hành động cảnh trưởng trấn lột của tù nhân là hành động bẩn thỉu

-Huyện trưởng chong bàn đèn thuốc phiện làm công việc  là có ý mỉa mai ,tố cáo sự đồi bại,vô trách nhiệm

b)Thái độ châm biếm,mỉa mai:Với n/t dùng từ và đối nghĩa,tác giả chỉ rõ cảnh thái bình giả tạo,1 xh suy đồi đã tồn tại rất lâu ở nơi này

Bài thơ là bức tranh thu nhỏ của xh TQ với lũ quan lại đồi bại,tham nhũng quan liêu qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc

3. Nghệ thuật:

– Tạo điểm nhấn ở cuối mỗi câu.

– Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết.

4. Ý nghĩa văn bản:

Thực trạng đen tối, thối nát của xã hội tưởng như êm ấm tốt lành.

 

II. Bài thơ Nhớ đồng

  1/Thời điểm sáng tác:Lúc bị bắt giam

  2/Nội dung:

-Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng

-Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước,quê hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân

-Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối,thúc giục con người

-Cùng với nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc.Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một c/n trong hoàn cảnh bị giam hãm,khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ,dịu ngọt hơn.Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn

-Từ đoạn 10 cho đến hết , nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của t/g

Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt,trăn trở,réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.

3. Nghệ thuật:

Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khoắc khoải trong nỗi nhớ.

4. Ý nghĩa văn bản :

Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ  cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

 

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Câu nào sau đây là nhận định đúng về bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu?

 A. Là nỗi hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm. 

B. Là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu – là một cô thôn nữ. 

C. Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi.  D. Nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng.

Câu 2: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Nhớ đồng” là gì?

A. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do. 

B. Buồn và nhớ quê hương, đồng bào da diết. 

C. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh lao tù. 

D. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa.

Câu 3: Điệp từ “đâu” trong đoạn thơ đã tạo nên giọng điệu gì?

"Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thuở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”

A. Tạo ra nhạc điệu tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ trẻ. 

B. Giọng điệu du dương, bay bổng. 

C. Tạo giọng điệu buồn bã, tuyệt vọng. 

D. Giọng điệu tươi tắn, hồn nhiên.

Câu 4: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ:

 A. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm 

B. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng. 

C. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống. 

D. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm.

Câu 5: Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại:

 A. Thơ văn xuôi. 

B. Thơ phê phán 

C. Thơ tự sự. 

D. Thơ trữ tình.

Câu 6: Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cánh chim buồn nhớ gió mây ” thể hiện điều gì?

 

 A. Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ. 

B. Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả. 

C. Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả. 

D. Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương.

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Nhân đọc một số bài thơ trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, anh/chị  hãy viết một bài nghị luận để bàn về vấn đề ý chí và nghị lực của con người.

Gợi ý:

a. Khái niệm ý chí và nghị lực

– Ý chí: là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động, không lùi bước trước những khó khăn nhằm đạt mục đích của mình.

– Nghị lực: là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn

-Ý chí và nghị lực là những phẩm chất đặc biệt được bộc lộ khi con người đối diện với những  thử thách trong cuộc sống, nó sẽ giúp con người vượt qua thử thách và tự khẳng định mình.

b. Ý chí và nghị lực của Hồ Chí Minh

– Hoàn cảnh bác phải đối mặt

– Mục đích của người : Đợi ngày tự do- không phải vì nhu cầu cá nhân mà tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của dân tộc, để thực hiện trách nhiệm cứu nước, đấu tranh giành tự do cho dân tộc, nhân dân.

– Biểu hiện ý chí  và nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày:

+ Luôn kiên định tinh thần hướng về ngày tự do, dù hằng ngày phải đối mặt với gông cùm, dây trói, tù ngục song người chưa bao giờ nản lòng, và cũng chưa bao giờ quên khát vọng tự do và niềm tin vào một tự do sẽ tới:

. Liên hệ một số bài thơ:  “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao. Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao” hoặc “ Một canh, hai canh lại ba canh/ Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành/ Canh bốn canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng phất phới mộng hồn quanh”

+ Vượt lên chiến thắng đau đớn về thể xác để giữ một phong thái ung dung, tâm hồn tự do, thanh thoát để cảm nhận mình như một “khách tiên” “ khánh tự do” trong chính không gian ngục tù.

. Liên hệ bài thơ: “Quá trưa” ( Hai giờ  ngục mở thông hơi/ Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do/ Tự do tiên khách trên trời/ Biết chăng trong ngục có người khách tiên)

+ Đặc biệt, khát vọng tự do và tình yêu sự sống tình yêu cái đẹp đã đem đến cho người một sức mạnh để vượt tù ngục tinh thần, mở lòng đón nhận mọi vẻ đẹp của đất trời và con người.

. Liên hệ bài thơ : Chiều tối

-> Cuối cùng người đã chiến thắng, trở về lãnh đạo cách mạng thắng lợi

c. Ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống

– Vai trò và  tác dụng ý chí nghị lực trong cuộc sống

– Biểu hiện của ý chí và nghị lực trong cuộc sống:

+ Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh

+ Trong cuộc sống hằng ngày ( Gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí…)

+Trong học tập( liên hệ bản thân)

– Rút ra bài học

+ Sức mạnh của ý chí và nghị lực sẽ giúp con người luôn vững vàng đi đến thành công trong cuộc sống.

+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách chiến thắng.

+Muốn có ý chí nghị lực cần phải xác định mục tiêu sống, phương hướng hành động để đạt mục tiêu đã đề ra.

– Khẳng định lại ý chí và nghị lực là một lối sống đẹp cần có ở mỗi người.

– Chúng ta cần  phải tôi luyện ý chí và nghị lực để khẳng định mình trong cuộc sống

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố: Gv tổng  kết lại ý chính của mỗi bài.

– “Lai Tân”: giá trị hiện thực.

– Nhớ đồng: tình yêu quê hương đất nước.

2. Dặn dò:

– Đọc thuộc lòng 2 bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.

– Soạn tiết tiếp theo của bài này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn : 14/02/2019

Tiết 96.

                                               Đọc văn. Đọc thêm:

– TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính)

– CHIỀU XUÂN (Anh Thơ)

 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Tâm tư và khát vọng của chàng trai về một tình yêu chung thủy với tất cả niềm yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi. Chất dân dã trong thơ Nguyễn Bính.

– Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ. Trí tưởng tượng năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê.

LỚP 11A6 :

– Tâm tư và khát vọng của chàng trai về một tình yêu chung thủy với tất cả niềm yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi. Chất dân dã trong thơ Nguyễn Bính.

– Cảnh chiều xuân dưới ngòi bút Anh Thơ và tấm lòng nữ sĩ. Trí tưởng tượng năng lực miêu tả, tạo dựng bức tranh quê.

b. Kĩ năng                             

– Đọc hiểu  bài thơ theo đặc trưng thể loại.

c. Tư duy, thái độ                                             

– Biết yêu cuộc sống và yêu quê hương, yêu con người với tình yêu trong sáng.     

– Biết cảm nhận, đánh giá về hoàn cảnh xã hội để sống tốt hơn, để trân trọng cái đang có.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài “Lai Tân” (Hồ Chí Minh). Phân tích giá trị hiện thực của bài thơ.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

          Những tác giả, tác phẩm chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn đều là những những gương mặt, những sáng tác tiêu biểu và có giá trị lớn lao trong nền văn học nước nhà. Nhưng để làm nên bộ mặt văn học dân tộc thì không chỉ có chừng ấy tác giả, tác phẩm, mà còn rất nhiều những nhà văn, nhà thơ cùng sáng tác của họ mà trong chương trình SGK không có điều kiện giới thiệu kĩ. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu sơ lược về một số tác giả, tác phẩm trích trong phần đọc thêm, từ đó bổ sung thêm kiến thức văn học cho các em cũng như cung cấp ngữ liệu phục vụ cho phân môn làm văn.   

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài “Tương tư”.

 

Đặc trưng của bài Tương tư?

Cảm nhận của em về tâm trạng của chành trai?

Nhận xét về cách dùng từ,cách sử dụng hình ảnh thơ,ngôn ngữ?

Bài thơ thành công do những yếu tố nào?

 

 

 

 

 

Hs thảo luận trả lời,gv tổng hợp ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu bài: Chiều xuân(Anh Thơ)

 

 

Tìm bố cục và ý chính của từng phần?

Bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 hiện lên như thế nào?

Ở khổ 2,cảnh sắc có gì thay đổi,nhận xét về cách chọn h/ả?

Ở đoạn 2,thiên nhiên có phần kì thú hơn là nhờ đâu?

 

Việc đưa h/ả con người vào khổ 3 có tác dụng gì?

 

 

Hs thảo luận trả lời,gv tổng hợp ý chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều xuân?

 

 

 

 

Nêu ý nghĩa của văn bản ?       III. Bài thơ Tương tư

 1.Tác giả: sgk

 2. Bài thơ:

   a. Nội dung:

*Đặc trưng của bài Tương tư: Đậm đà chất dân tộc trong điệu tâm hồn cả trong lối diễn đạt nhưng lại là tiếng thơ của một thời đại mới

*Cảm nhận về tâm trạng chàng trai:Buồn nhớ,thao thức và cả trách móc nhưng là sự trách móc của một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu

*Cắt nghĩa sự thành công của bài thơ:

-Do sự đồng điệu giữa thơ NB với tâm trạng của người đang yêu

-Do dùng những h/ả quen thuộc của ruộng đồng thành ra tiếng thơ mộc mạc chân thành

Bài thơ là lời trách móc đáng yêu của chàng trai trong khi yêu .Chính cái tình quê ấy làm nên sự quen thuộc gần gũi, đáng yêu của thơ NB.

b.Nghệ thuật:

– Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hông thơ trữ tình dân gian.

 c. Ý nghĩa văn bản:

Vẻ đẹp trữ tình của một tình yêu chân quê thuần phác.

 

IV.Bài thơ Chiều xuân

  1. Tác giả:  (sgk)

  2. Bài thơ:

  – Xuất xứ:nằm trong tập thơ đầu tay “Bức tranh quê”

     a.Nội dung

Chọn khung cảnh chiều mưa bụi t/g có dịp nói đến cái đặc sắc của tiết trời xứ Bắc.Ba đoạn thơ là 3 khung cảnh

*Cảnh đầu tiên là bến vắng không âm thanh,không sắc màu tươi sáng mưa rơi rất êm,bến rất vắng có con đò cũng lười biếng bất động,một quán nước không người,chỉ có những cánh hoa xoan rụng tơi bời vẻ nên không gian vắng lặng của chiều mưa

*Cảnh thứ hai là đường đê vẫn làn mưa bụi giăng nhưng đã có hoạt động của trâu bò gặm cỏ và những cánh bướm rập rờn.Đoạn thơ có nét tươi mát,thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ

*Cảnh ngoài đồng cào cỏ:bằng cảm hứng qua những chi tiết bình thường,t/g đã tìm được vẻ đẹp bình dị của nông thôn. Đoạn này đã có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn ,cảnh bớt vắng vẻ.Bài thơ có được cái ấm áp của đời thường

Nhà thơ không phải chỉ tả thiên nhiên qua lối quan sát nhìn ngắm bình thường  mà sống với hồn của cảnh vật nên thơ của bà tả được cái thần hồn của thiên nhiên qua những gì dụng dị nhất, đời thường nhất.

  b. Nghệ thuật:

Sử dụng hình ảnh  tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói cái tĩnh.

  c. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước đã trùm lên bức tranh quê buổi “Chiều xuân”.

 

 

C. Hoạt động luyện tập

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

                                 ( Tương tư, Nguyễn Bính )

1. Xác định  phương thức biểu đạt  chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư,tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?

2. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.

3. Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ?

Gợi ý:

– Biểu cảm ; Tâm trạng tương tư- nhớ nhung

– Biện pháp tu từ :  hoán dụ: Dùng địa dang để chỉ người sống trên địa danh đó :

Thôn Đoài- Thôn Đông

– Tác dụng :

+  Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .

+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.

– Chất dân gian thể hiện :

+ Nội dung : Tâm trạng tương tư- đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca  dao, dân ca.

+ Hình thức : Thể thơ lục bát; địa danh , nghệ thuật hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu tâm tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao …

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

…………………

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau:

1.Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Giá trị của thể thơ đó đối với việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình.

2.Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng viết: “Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”. Việc sử dụng từ nhuốm trong câu thơ trên khác gì với việc sử dụng từ “nhuộm” trong bài thơ của Nguyễn Bính trong việc thể hiện nỗi nhớ của lứa đôi?

3.Đoạn thơ sử dụng bao nhiêu câu hỏi tu từ? Anh/chị hãy phân tích giá trị của những câu hỏi tu từ đó.

Gợi ý:

1.Bài  thơ được viết theo thể lục bát.

Giá trị của thể thơ đối với việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhân vật:

Tăng khả năng thể hiện cảm xúc, giàu tính biểu đạt giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc thôn quê, chân thật trong tấm lòng của chàng trai quê là nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

2.- Từ “nhuốm” thể hiện sự thay đổi sắc lá một cách từ từ, sự biến đổi không thuần nhất. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình cũng hòa cùng với sự thay đổi của sắc lá. Thời gian trôi một cách từ từ, chậm rãi, mang theo nỗi nhớ của đôi lứa chia li.

– Từ “nhuộm” trong câu thơ của Nguyễn Bính, mang sắc thái tĩnh, là sự biến đổi sắc lá một cách thuần nhất từ xanh sang vàng. Sự tương tư của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã chuyển sang cái nhìn gắn liền với cảnh vật, cây lá cũng trở nên xơ xác như tâm hồn tương tư đêm ngày. Từ “nhuộm” thể hiện bản chất đậm của lá, mang sắc thái hiện đại rõ nét3.Đoạn thơ sử dụng các câu hỏi tu từ.

–        Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

–        Biết cho ai hỏi ai người biết cho?

–        Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Phân tích giá trị những câu hỏi:

Các câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn văn để nói lên nỗi lòng của chàng trai khi tương tư cô gái ở làng bên. Nỗi lòng đó không thể bày tỏ trực tiếp, trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng của chàng trai, bộc lộ thành những câu hỏi không lời đáp.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố: Gv tổng  kết lại ý chính của mỗi bài.

– “Tương tư”: tâm trạng chờ mong khắc khoải của một chà

Leave a Comment