Giáo án bài động vật “bế” con thế nào môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: động vật “bế” con thế nào? (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy bài …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: động vật “bế” con thế nào?

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy bài đọc; phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng.

–           Hiểu nghĩa của các từ trong bài, nhận diện được các con vật. Cung cấp những thông tin mới mẻ, thú vị về cách một số loài động vật “bế con”. Hiểu động vật cũng rất yêu thương con.

–           Hoàn thành bảng tốt kết về cách các loài động vật “bế” con.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Yêu thích các hình ảnh đẹp, thú vị trong bài đọc.

3. Phẩm chất

–           Yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài động vật

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Thế giới động vật hết sức thú vị và có nhiều điều chúng ta chưa biết. Các em có bao giờ tự hỏi: Các loài động vật “bế” con như thế nào không?Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Động vật “bế” con như thế nào? với giọng đọc thong thả, chậm, rãi. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài đọc: đọc thong thả, chậm, rãi. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chuột túi, gấu túi.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 6 đoạn ttrong bài đọc (Đánh số từ 1 đến 6).

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ngoạm, sắc nhọn, địu, thoăn thoắt.

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 6 đoạn như đã đánh số trong bài đọc.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 60.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 câu hỏi phần Đọc hiểu:

+ HS1 (Câu 1): Kể tên những con vật có cách tha con giống tha mồi?

+ HS2 (Câu 2): Những con vật nào cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng.

+ HS3 (Câu 3): Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay cõng mà phải tự đi theo mẹ?

– GV bổ sung câu hỏi 4: Con người giúp em bé di chuyển bằng những cách nào?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SKG trang 60, 61.

b. Cách tiến hành:

–  GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi phần Luyện tập: Dựa vào thông tin bài đọc, em hãy hoàn thành bảng sau:

– GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, làm bài trên phiếu khổ to.

– GV yêu cầu 1 HS thay mặt nhóm, gắn bài trên bảng lớp, báo cáo kết quả.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc cung cấp cho các em thông tin gì? Giúp các em hiểu điều gì?

– GV giới thiệu kiến thức: Con người giúp em bé di chuyển bằng các bộ phận thuận lợi của cơ thể, giống như động vật: tay (bế), lưng (cõng). Nhưng khác với động vật, con người còn biết chế tạo ra các đồ dùng để di chuyển em bé: làm cái địu để địu con, làm cái xe nôi để chở con đi. Con người rất thông minh và sáng tạo.        

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Chuột túi: tức kang-gu-ru, loài thú lớn có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ.

+ Gấu túi: tức kô-ô-la, loài thú nhỏ có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ.

– HS luyện đọc.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc.

– HS thi đọc bài.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Những con vật có cách tha con giống tha mồi: mèo, sư tử, hổ, báo, cá sấu.

+ Câu 2: Những con vật cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng: thiên nga “cõng” con trên lưng; chuột túi, gấu túi địu con bằng những chiếc túi da ở bụng.

+ Câu 3: Những con vật nhỏ không được tha, “địu” hay cõng mà phải tự đi theo mẹ: ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con.

+ Câu 4: Con người giúp em bé di chuyển bằng những cách: bế, cõng, địu, đẩy xe nôi,…

– HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Mèo, sư tử, hổ, báo bế con bằng cách ngoạm. Sử dụng bộ phận của cơ thể răng, miệng.

+ Cá sấu bế con bằng cách tha từng đúa con. Sử dụng bộ phận của cơ thể miệng.

+ Chuột túi, gấu túi bế con bằng cách địu. Sử dụng bộ phận của cơ thể túi da ở trước bụng.

+ Thiên nga, gấu túi bế con bằng cách cõng. Sử dụng bộ phận của cơ thể lưng.

– HS trả lời: Bài đọc cung cấp cho em hiểu rằng động vật cũng có những cách “bế” con rất đặc biệt

Luyện nói và nghe: quan sát đồ chơi hình một loài vật

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết thực hành nói lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống.

–           Quan sát một đồ vật, đồ chơi hình một loài vậy (tranh, ảnh một loài vật). Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát và ghi lại. Bài nói thể hiện tình cảm yêu quý các loài động vật.

–           Lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Biết tự quan sát, cảm nhận về một đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh ảnh, loài vật).

3. Phẩm chất

–           Yêu thích đồ chơi về loài vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống. Sau đó, các em sẽ tập quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh, ảnh loài vật) em yêu thích. Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát, ghi lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay bạn nào là người nói được hay về đề bài đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói và đáp lại lời đề nghị, lờ từ chối (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong 3 tình huống.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:

a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên.

b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.

c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.

– GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối.

– GV mời một số cặp HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp.

Hoạt động 2: Quan sát đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) và ghi chép (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) loài vật em yêu thích; quan sát và ghi lại kết quả quan sát; nói lại với các bạn kết quả quan sát.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2 và các gợi ý nói về đồ chơi gấu bông: Quan sát:

a. Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) loài vật em yêu thích.

b. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát.

c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát.

– GV chỉ hình, HS nói tên đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh trong SGK

– GV nhắc nhở HS: Bài tập yêu cầu các em quan sát và ghi lại kết quả quan sát đồ vật, đồ chơi (hoặc tranh, anh một loài động vật hoang dã, không phải vật nuôi trong nhà).

– GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì các em mang đến: đồ chơi (hoặc tranh, ảnh). GV nhắc HS nào không mang gì đến lớp sẽ chọn nói về một đồ vật, đồ chơi trong ảnh, trong SGK hoặc tranh, ảnh con vật thầy cô mang đến.

– GV yêu cầu một vài HS (cầm đồ vật, đồ chơi hoặc tranh, ảnh con vật) tiếp nối nhau nói mình sẽ quan sát, ghi chép và nói về con vật nào.

– GV yêu cầu HS quan sát đồ vật, đồ chơi một con vật, có thể hỏi thêm GV về loài vật đó.

– GV hướng dẫn HS ghi lại vào vở (theo cách gạch đầu dòng, không cần viết hoàn chỉnh câu) những điều mình quan sát được.

– GV yêu cầu HS (dựa vào kết quả ghi chép, dàn ý) tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết |quả quan sát một đồ vật, đồ chơi (hoặc tranh, ảnh) một loài vật.

– GV mời cả lớp vỗ tay cảm ơn sau phần trình bày của mỗi bạn. GV khen ngợi những HS quan sát tốt, có những ý mới, ý hay, diễn đạt trôi chảy.   

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên.

HS1: Chúng mình vào công viên hái hoa đi.

HS2: Không được đâu, hoa của công viên là của chung, không được hái hoa đâu bạn.

HS1: Bạn nói đúng đó. Mình quên mất.

b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.

HS1: Chúng mình cùng hét thật to để dọa con khỉ này đi.

HS2: Không được đâu, công viên có quy định không được trêu chọc, kích động loài thú.

HS1: Mình nhớ rồi.

c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.

HS1: Anh ơi, mình cùng chơi trò ném thú nhồi bông trong phòng đi?

HS2: Không được đâu em, làm thế các con thú nhồi bông sẽ rách ngay.

HS1: Ồ, thế thì không được anh nhỉ.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS quan sát hình nói tên đồ vật: : đồ vật (gối ôm khỉ), đồ chơi (voi bông, chuột túi bằng bông, gấu bông, ngựa gỗ), ảnh (linh dương, cáo đỏ).

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS chuẩn bị đồ chơi: Tôi sẽ quan sát và ghi chép con gấu bông của tôi. / Tôi sẽ quan sát ảnh ngựa vằn – một con thú hiền có bộ quần áo sọc đen trắng.

– HS quan sát đồ vật.

– HS ghi vào vở.

– HS giới thiệu trước lớp.

Leave a Comment