Giáo án bài Đức tính giản dị của Bác Hồ soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:     I.Mục tiêu:       Tiết 94:  ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng)   Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn: Ngày dạy:

 

 

I.Mục tiêu:

 

 

 

Tiết 94:  ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

(Phạm Văn Đồng)

 

  1. Kiến thức: Cảm nhận được, qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

Nhớ và thuộc được một số câu văn hay tiêu biểu trong bài.

  1. Kĩ năng: Đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh.
  2. Thái độ: Có thái độ yêu quý kính trọng Bác Hồ – vị cha già của dân tộc

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

+ Phẩm chất: sống có trách nhiệm, tự tin, tự chủ.

II- Chuẩn bị:

  1. Thầy: Bài soạn, tài liệu liên quan.
  2. Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH: dạy học nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp- gợi mở, giảng bình, phân tích, đặt và giải quyết vấn đề.
  • KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi-trả lời.

 

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động
  • Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
  • Kiểm tra: GV kiểm tra bài soạn của hs và sự cb bài
  • Tổ chức khởi động : Gv cho hs nghe bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”

? Em cảm nhận được điều gì về BH khi nghe bài hát?

-Sử dụng kĩ thuật KWL Phát cho mỗi hs 1 phiếu

+ Chủ đề : Đức tính giản dị của Bác Hồ

+ Tên hs:

Học sinh điền vào cột thông tin vào cột K và W trước bài học.

+ Thời gian 2p

 

K ( Điều đã biêt )

W( Điều muốn biết)

L( Điều đã học được)

 

 

 

 

 

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1. Đọc và tìm hiểu chung.

+PP: Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, thuyết trình

+KT:   đặt   câu   hỏi,   chia   nhóm   ,thảo luận,trình bày 1 phút, hỏi- trả lời.

+ Năng lực: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề …

 

 

? Em sẽ đọc vb với giọng đọc ntn?

– Đọc to, rõ ràng, chú ý nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng, các câu văn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

Hs đọc, HS nhận xét, gv nhận xét

Gv hướng dẫn tìm hiểu các chú thích từ ngữ trong bài.

 

 

Gv cho hs làm việc theo kĩ thuật hỏi – trả lời

Về tác giả và tác phẩm?

I. Đọc và tìm hiểu chung

 

 

 

 

 

 

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

  • Đọc

 

 

 

 

  • Chú thích: (sgk)

 

 

 

  1. Tác giả

(sgk)

  1. Tác phẩm
  1. Hoàn cảnh (xuất xứ)-(sgk)
  2. Nghị luận chứng mình: Đức tính giản

 

 

dị của Bác Hồ

– Trình tự lập luận: Khái quát => cụ thể. Chứng minh xen kẽ bình luận, giải thích.

c) Bố cục: 2 phần, không có đủ 3 phần: chỉ có mở bài, thân bài.

  • Phần 1 – Mở bài: Từ đầu => “tuyệt đẹp” (câu 1,2)

Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.

(Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng long trời lở đất và cuộc sống thanh bạch của Bác)

  • Phần 2 – Thân bài: còn lại: những biểu hiện trong đức tính giản dị của Bác

HĐ2. II- Phân tích

+PP:   Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, giảng bình

+KT:   đặt câu hỏi, hỏi- trả lời.

+ Năng lực : tự học, hợp tác , giải quyết vấn đề …

 

? Hãy chỉ ra câu văn mang luận điểm của bài văn trong phần mở bài?

 

 

 

 

– Hãy nhận xét về cách mở bài của t/g? Điều đó chứng tỏ điều gì?

 

? Đức tính giản dị của Bác Hồ được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào trước khi chứng minh?

? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của

Bác?

II. Phân tích:

1. Nhận xét chung về tính giản dị của Bác

 

 

 

 

 

  • Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Câu văn: “sự nhất quán giữa cuốc đời cách mạng long trời chuyển đất và đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chí Minh

 

  • Cách nêu vấn đề trực tiếp, dùng câu văn có 2 về đối lập, bổ sung cho nhau, các từ gợi cảm: Trong sáng thanh bạch, tuyệt đẹp khẳng định Bác là một vĩ nhân lỗi lạc, vừa là một người bình thường, gần gữi với nhân dân, xua tân quan điểm Bác là một siêu nhân huyền thoại.
  • Giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị ấy: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
 

 

? Theo em tình cảm của người viết thể hiện trong đoạn viết là gì? Qua lời nhận định đó, em thấy tác giả có thái độ như thế nào?

? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?

 

 

 

 

 

 

 

  1. T/g bày tỏ thái độ nào về những đức tính của Bác?
  2. Qua đây em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?

(gv giảng liên hệ mở rộng với bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”

 

 

 

 

 

 

? Trong phân GQVĐ tác giả đã đề cập đến những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác?

 

? Quan sát đoạn văn 1, cho biết tác giả trình bày về vấn đề gì? Nhận xét cách lập luận của tấc giả?

 

? Chứng minh cho lối sống giản dị của Bác, tác giả dựa trên những chứng cứ nào? Các chứng cứ này được nêu cụ thể bằng những chi tiết nào?

 

? Để chứng minh cho lối sống giản dị trong bữa cơm và đồ dùng của Bác tác giả đã đưa ra nhưng dẫn chứng nào?

  • Tác giả đã đưa dẫn chúng ở các phương diện con người, đời sống của Bác, báo gồm: đời sống cách mạng to lớn và đời sống hằng ngày.
  • Biểu lộ sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm quý trọng, chân thành với Bác Hồ. Tác giả tin ở nhận định của mình tỏ rõ sự ngợi ca đối với Hồ Chủ Tịch.

=> Lập luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng lí lẽ đanh thép, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Những hình ảnh trong bức tranh giản dị của Bác

+3 luận điểm nhỏ:

  • Bác giản dị trong lối sống
  • Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.
  • Bác giản dị trong cách nói và viết.

a. Bác giản dị trong đời sống Câu 1: Nêu 3 luận cứ

  • Bữa cơm và đồ dùng
  • Cái nhà
  • Lối sống

 

 

 

*Bữa cơm, đồ dùng: đạm bạc, tiết kiệm, chỉ có vài ba món đơn giản dân dã,…

Cách ăn: Chậm rãi, cẩn trọng không để rơi vãi một hạt cơm..

=> Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trong người phục vụ.

 

 

?Ở việc làm nhỏ đó chúng ta cảm nhận thêm được điều gì về Bác?

Liên hệ “sáng ra bờ suối… sẵn sáng” “sống quen thanh bạch nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung” “ Tôi chỉ có một ham muốn…”

 

 

 

? Cách lập luận của tác giả trong đoạn văn chứng minh lối sống giản dị trong căn nhà Bác ở có gì độc đáo? Tác dụng?

Liên hệ: nơi Bác ở sàn mây, vách gió. Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà Đêm trăng, một ngọn đèn khêu nhỉ Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

? Tìm những chi tiết thể hiện sự giản dị trong lối sống của Bác?

 

 

 

? Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng?

 

 

 

? Trong văn nghị luận, thường chỉ biểu ý, ít biểu cảm, nhưng cách thức nghị luận của tác giả có điểm gì đặc biệt?

? Em hay chỉ ra các câu văn bình luận, biểu cảm trong đoạn văn.

Nêu tác dụng của các câu văn ấy?

 

 

? Qua những dẫn chứng và lí lẽ trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với Bác?

* Để chứng mình đức tính giản dị của Bác tác giả đã liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với bình luận, biểu cảm. Tác giả bày tỏ tình cảm quý trọng của mình với Bác => tác động tới tình cảm, cảm xúc người đọc người nghe.

? Trong đoạn văn tiếp theo, tác giả giải thích và bình luận như thế nào về lí do và ý

 

 

 

  • Cái nhà sàn gỗ thoáng mát, chỉ có vài ba phòng,…
  • Lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác: Tâm hồn “lộng gió” nhà ở chỉ có vẻn vẹn 3 gian. Tác giả ngợi ca cách ở của Bác thanh bạch tao nhã

 

 

 

 

* Lối sống:

– Cách làm việc: suốt cả ngày, suốt cả đời. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, người giúp việc cho Bác rất ít

=> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu giản dị đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu thuyết phục bạn đọc.

 

 

 

Bình luận và biểu cảm’

=> Khẳng định lối sống giản dị, tinh thần xả thân, bền bỉ, cẩn mẫn chu đáo của Bác.

– Tác giả bày tỏ tình cảm quý trọng của mình với Bác =>tác động tới tình cảm, cảm xúc người đọc, người nghe

 

 

 

 

“ Bác Hồ sống đời sống giản dị. Thanh bạch như vậy, bởi vì người sống sôi nổi, phong phú đ.ời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”

=>Lối sống giản dị, phẩm chất cao quý

=>Tấm gương trong thế giới ngày nay

 

 

nghĩa đức tính giản dị của Bác Hồ?

? Em hiểu gì về lí do của lối sống giản dị từ lời giải thích sau của tác giả?

? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác Hò từ lời bình luận sau: “ Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”

? Em có nhận xét gì về những lời giải thích bình luận của tác giả?

– Lối sống giản dị.

=> Khẳng định tính đúng đắn, thuyết phục của luận điểm.

Thảo luận nhóm (5p)

? Tác giả nêu lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người như thế nào?

 

? Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh cho luận điểm trên? Cách nói giản dị như vậy có tác dụng như thế nào?

Đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Gv nhận xét, chốt kiến thức

 

 

? Sự giản dị trong cách nói và viết Bác được tác giả thể hiện trong văn bản ntn?

 

 

? Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.

  • Việt thư cho một đồng chí.
  • Nói chuyện với các cháu miền Nam.
  • Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
  • Đặt tên cho người phục vụ.

=> Đưa danh sách liệt kê tiêu biểu

=> Nổi rõ con người Bác: trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả mọi người.

 

 

 

c. Bác giản dị trong cách nói và viết:

Những câu nói nổi tiếng của Bác:

  • “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
  • “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”…

=> Là những câu có nội dung ngắn gọn, đễ nhớ, mọi người biết => Vì Bác muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được => Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào trái tim khối óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người.

 

  • Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói
 

 

 

 

? Tác giả đã thể hiện quan điểm gì khi nêu những dẫn chứng về sự giản dị trong cách nói và viết của Bác.

Liên hệ: quan điểm viết văn của Bác: “ Văn học nghệ thuật là một mặt trận…” Giọng của Người không phải trên cao

Êm từng tiếng thêm vào lòng non nước Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau?

Hoạt động 3: Tổng kết

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan,
  • Kĩ thuật: Động não, tia chớp, thông tin phản hồi
  • Năng lực: Trình bày

? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả?

? Văn bản đã mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác Hồ?

giản dị và sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân, khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều thật lớn lao của Bác Hồ.

 

 

 

 

 

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật:

  • Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
  • Chọn lọc dẫn chứng cụ thể, toàn diện, tiêu biểu, gần gũi.
  • Lập luận ngắn gọn mà sâu sắc, lí lẽ đanh thép.
  • Giọng văn sôi nổi, lôi cuốn, trang trọng, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm thêm đượm tình chân thành.

2. Nội dung:

– Đức tính giản dị mà sâu sắc trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và lối nói viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Bác.

=> Bác là người giản dị trong tác phong sinh hoat, trong quan hệ với mọi người và trong cả cách nói viết.

=>Yêu quý,kính trọng và học tập làm việc theo tấm gương đạo đức của Bác.

  1. Hoạt động luyện tập:
  • GV cho HS xem hình trước khi luyện tập.

BT1: Đọc những câu thơ nói về đức tính giản dị của Bác mà em sưu tầm được?

  • Sáng ra bờ suối…
  • Nơi Bác ở sàn mây vách gió

Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ

  • Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

 

  • Điền nốt vào phiếu cột L

+ Yêu cầu 1 số hs đọc .

4.Hoạt động vận dụng

? Em làm gì để thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ?

5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

  • Sưu tầm những câu thơ bài văn văn, những câu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác.
  • Đọc kĩ vb, nắm chắc nội dung bài, phân tích các luận điểm của bài.
  • Chuẩn bị: Ôn tập văn nghị luận, xem lại văn nghị luận, cách làm bài văn chứng minh, tham khảo một số đề văn trong sgk để làm bài kiểm tra số 5 (tại lớp).

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

TIẾT 93:                                  ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

                                                  (Phạm Văn Đồng)

A-MỤC TIÊU BÀI DẠY:

-Cảm nhận được 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

-Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là việc nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

-Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.

B-CHUẨN BỊ:

-Đồ dùng: Tranh ảnh về Chủ Tịch HCM và thủ tướng Phạm Văn Đồng.

-Những điều cần lưu ý: Đây là bài viết nghị luận Chứng Minh.Thao tác nghị luận chủ yếu là dùng dẫn chứng và sắp xếp các dẫn chứng ấy theo 1 hệ thống lập luận hợp lí.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1-ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra bài cũ:

  Văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đã đem lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về Tiếng Việt ? Nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì nổi bật ?

3-Bài mới:

  Chúng ta nhất là thanh, thiếu niên Việt Nam đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, về những kỷ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Văn Bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Bác kính yêu.

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

-Dựa và phần chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng ?

-Nêu xuất xứ của văn bản ?

 

 

 

 

-Hd đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.

-Giải thích từ khó.

-Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính ?

-Vấn đề mà tác giả nghị luận là gì?(Đ.tượng-Đề tài nghị luận-Luận điểm chính) ?

-Tác giả đã chứng minh ở những ph.diện nào trong đời sống và con người của Bác ?

-ở bài này tác giả đã lập luận theo trình tự nào ?

-Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn ?

-Gv: Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận.?

-Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác ?

Từ “với” biểu thị q.hệ gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là

-Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy ?

-Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào ?

-Lời giải thích này có tác dụng gì ?

 

-Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ gì của tác giả ?

-Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn  này ?

-Gv: Như vậy là phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Hồ Chủ Tịch luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc của nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ xung nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch.

-Hs đọc Đ3,4,5-ý chính của 3 đoạn này là gì ?

-Đ3 CM sự giản dị của Bác ở mặt nào

-ở Đ3, tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những phương diện nào ?

-Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào ?

-Em có nhận xét gì về các dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây ?

-Các dẫn chứng trên cho ta hiểu thêm gì về Bác ?

-Phương diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì ?

-Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những d.chứng cụ thể nào ?

-Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng ở đây ?

-Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì ?

-Gv: Tiếp theo, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc: Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu của các nhà hiền triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống  của người làm cách mạng, vì 1 lí tưởng cao đẹp. Có thể nói phong cách sống giản dị của Bác Hồ:

-Đây có phải là câu văn sơ kết đoạn văn không ? Tác dụng của nó là gì ?

 

-Câu văn sơ kết đoạn văn có ý nghĩa gì

-Để  làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ?

-Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ?

-Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ?

-Những lời nói và viết của Bác có tác dụng gì ?

-Tác giả đã bình luận như thế nào về tác dụng của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác ?

-Lời bình luận này có ý nghĩa gì ?

-Văn Bản này cho em hiểu biết thêm gì về Bác ?

-Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả ?

-Hs đọc ghi nhớ.

-Qua Văn Bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác ?

 

-Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ?

I. Đọc –tìm hiểu chung

   1. Tác giả

– Phạm Văn Đoàng là nhà canh mạng nổi tiếng, là nhà văn hóa lớn , quê ở tỉnh Quảng Ngãi.

– Ông từng là thủ tướng chính phủ trên 30 năm , là người cộng sự gần gủi của HCM.

– Văn bản được trích trong tác pẩm “ Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dât tộc, lương tâm của thời đại”, diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác ( 1970 )

    2. Tác phẩm

* Thể loại : Nghị luận

a. Đọc

b. Giải thích từ khó:

 

 

 

 

   c. Bố cục: 2 phần

Bài chỉ có 2 phần MB và TB.

-Hs đọc Đ1,2-ý chính của đoạn này là gì ?

-ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung ? Đây có phải là câu văn nêu luận điểm chính của bài không ?

 

 

II. Đọc-Hiểu văn bản:

    1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Luận điểm: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với cuộc sống bình thường của Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ.

       

 

 

      a. Sự giản dị trong lối sống

– Bữa cơm chỉ vẻn vẹn vài ba mó, khoi ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm.

– Ăn xong cái bát baoo giờ cũng sạch sẽ và thức ăn sắp xếp tươm tất

 

 

 

 

      b. Sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và quan hệ với mọi người

– Nhà sàn chỉ có vài ba phòng

 

– Trồng cây trong vườn, viết thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, đi thăm nhà ăn tập thể…

 

 

 

 

 

 

– Bác tự làm mọi việc

-> Liệt kê dẫn chứng sát thực, cụ thể

Đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     c. Kết thúc vấn đề:

Giản dị trong lời nói và bài viết

“ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

-> Chân lí giản dị mà sâu sắc

 

 

Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được.

 

 

 

III. Tổng kết

Cùng với nhiều phẩm chất cao quí khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong q.hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. ở Bác đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹ).

 

              * Ghi nhớ:SGK/55

IV.Luyện tập:

      * Bài tập 1:

 “ Sáng ra bờ suối tối vào hang.

   Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang.

   Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

   Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

                  (Tức cảnh Pác Bó – Tố Hữu

4- Củng cố: Nêu những nét chính về biểu hiện về sự giản dị của Bác

5-Hướng dẫn học bài:

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Rút kinh nghiệm

 

Leave a Comment