Giáo án bài em làm được những gì môn toán sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài phép cộng phép trừ trong phạm vi  10 EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (sách học sinh, trang 70-71)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài phép cộng phép trừ trong phạm vi  10

EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (sách học sinh, trang 70-71)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10.

2. Kĩ năng: Thực hiện được các phép tính cộng – trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm – đếm bớt, dùng sơ đồ tách – gộp số, dùng các bảng cộng – trừ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; ….

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động; kiểm tra bài cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức trò chơi “Đố bạn”.

– Giáo viên khuyến khích nói nhiều cách.               – Học sinh thực hiện một vài phép tính (cộng, trừ) và giải thích cách tìm kết quả.

2. Luyện tập (22-25 phút):           

* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hiện được các phép tính cộng – trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm – đếm bớt, dùng sơ đồ tách – gộp số, dùng các bảng cộng – trừ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

a. Bài 1. Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10:   a. Bài 1:

* Bảng cộng:

– Giáo viên giới thiệu bảng cộng: gồm các bảng cộng trong phạm vi từ 2 tới 10.

* Bảng trừ: thực hiện tương tự bảng cộng.

* Đọc phép tính từ sơ đồ đã cho:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự các bước.             

– Học sinh thực hiện các việc:

+ Tìm và đọc thành thạo các bảng cộng (theo màu). Ví dụ: Bảng cộng trong phạm vi 10: 9 + 1 = 10; 8 + 2 = 10; …; 1 + 9 = 10.

+ Nhóm bốn thảo luận về các phép cộng theo cột, theo hàng: Các kết quả lớn dần: 2, 3, 4,…, 10 (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải); Tại sao? (cột đầu: số thứ nhất đều là 1, số thứ hai lớn dần; …).

 

– Học sinh đọc bốn phép tính từ sơ đồ đã cho.

– Học sinh thực hiện một vài phép tính và giải thích cách tìm kết quả.Ví dụ:            7 + 3 = 10 (dùng sơ đồ tách – gộp số, đếm thêm hay bảng cộng); 10 – 3 = 7 (dùng sơ đồ tách – gộp số, đếm bớt, đếm thêm, bảng trừ hay dựa vào phép cộng trên).

b. Bài 2. Tính nhẩm:         b. Bài 2:

– Giáo viên hướng dẫn mẫu.

– Giáo viên cho học sinh chơi tiếp sức.

– Giáo viên lưu ý học sinh: Chỉ nên đếm thêm, đếm bớt với số từ 1 tới 5; đếm thêm từ số lớn thì dễ hơn.                – Học sinh làm bài.

– Học sinh đọc kết quả bằng hình thức chơi tiếp sức.

c. Bài 3. Chọn thẻ số thích hợp thay cho thẻ “?”:                c. Bài 3:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết yêu cầu của bài: Chọn thẻ số thích hợp thay cho thẻ “?”.

– Khi sửa bài, giáo viên khuyến khích học sinh giải thích cách tìm các số trong phép tính, đặc biệt với những phép tính tìm số hạng chưa biết (dựa vào sơ đồ tách gộp, đếm thêm, bảng cộng,…).          – Học sinh hoàn thiện các phép tính theo nhóm đôi.

– Học sinh sửa bài, giải thích cách tìm các số trong phép tính.

 

3. Củng cố (3-5 phút):    

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

 

– Giáo viên tổ chức trò chơi: “Nhanh như chớp”.

                – Học sinh nêu lại cách thực hiện các phép tính cộng – trừ nhẩm trong phạm vi 10.

4. Hoạt động ở nhà:       

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện các phép tính cộng – trừ nhẩm trong phạm vi 10 cho người thân cùng nghe.    Học sinh về nhà thực hiện.

Leave a Comment