Giáo án bài em ôn lại những gì đã học (tiết 1)toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài: em ôn lại những gì đã học (tiết 1) I. Mục tiêu Sau bài học, HS đạt các yêu cầu: 1. Kiến thức, kĩ năng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài: em ôn lại những gì đã học (tiết 1)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS đạt các yêu cầu:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề.

– Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu.

– Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định mọt ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

– Thông qua việc tìm kết quả các phép tính trong bảng nhân, chia đã học, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

– Thông qua việc quan sát nhận dạng khối trụ, khối cầu học sinh nhận biết được dạng khối trụ khối cầu trong thực tế.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: – Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

            – Các hình dạng khối trụ, khối cầu.

2. HS: SGK, vở, đồ dung học tập…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài 1. Tính nhẩm (trang 40)

Mục tiêu: Vận dụng  được kiến thức kĩ năng về phép nhân, chia đã học để áp dụng vào làm bài tập.

Bài 2. (Trang 40)

Mục tiêu: Vận dụng  được kiến thức kĩ năng về phép nhân, chia đã học để áp dụng và nêu được tên các thành phần của phép nhân, phép chia.

C. Hoạt động vận dụng

Bài 3. (Trang 40)

Mục tiêu: Dựa vào kiến thức của phép nhân, phép chia. Nêu được tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế

C. Củng cố – Dặn dò.

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.          * Ôn tập và khởi động

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” theo hình thức cả lớp.

– Giáo viên phổ biến luật chơi:

Luật chơi: Giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một phép nhân trong bảng nhân đã học) em đó trả lời đúng thì có quyền mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính ví dụ: 2 x 3 = ? . Nếu bạn đó trả lời sai thì bạn đó không được quyền mời bạn khác mà tự giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.

 – Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.

– Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

– Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép tính nhân, chia trong bài tập.

– Gọi học sinh đọc nối tiếp kết quả các phép tính.

– Giáo viên nhận xét – tuyên dương.

– Giáo viên chuyển chốt ý.

– Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

– Tổ chức cho học sinh thực hiện theo cặp đôi.

a. Nêu thừa số, tích trong phép nhân 5 x 9 = 45.

b.Nêu số bị chia, số chia, thương trong phép chia: 16 : 2 = 8.

– Giáo viên lắng nghe – nhận xét.

– Giáo viên nêu các phép tính khác để học sinh trả lời.

– Giáo viên nhận xét – chốt ý.

– Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

– Cho học sinh quan sát tranh trên màn hình.Nêu một tình huống có phép nhân, phép chia. Ví dụ: Có 10 quả bóng đỏ, đem chia vào 2 khay, mỗi khay chứa 5 quả (10 ; 2 = 5) khuyến khích học sinh nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục.

– Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.

– Gọi 2,3 học sinh nêu tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế.

– Giáo viên nhận xét – tuyên dương – chốt ý.

– Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

– Để có thể  làm tốt các bài tập trên em muốn nhắn với bạn điều gì?

– Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.

– Học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cả lớp.

– Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.

– Học sinh tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.

– Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

– Làm bài tập.

– Đọc kết quả.

– Học sinh lắng nghe.

– Thực hiện thảo luận theo cặp.

– Trình bày trước lớp.

– Trong phép nhân 5 x 9 = 45. Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 9 và tích là 45.

– Trong phép chia 16 : 2 = 8. Số bị chia là 16, số chia là 2 và thương là 8.

– Học sinh nêu.

– Học sinh lắng nghe.

– Học sinh quan sát màn hình. Sau đó suy nghĩ và nêu tình huống có phép nhân, phép chia dựa vào hình.

– Học sinh trình bày.

– Học sinh nêu tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế.

– Học sinh trả lời.

– Học sinh lắng nghe.

– Học sinh trả lời.

Leave a Comment