Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài 18: Em Tham Gia Các Hoạt Động Xã Hội (Tiết 2)
I.Mục tiêu: HS có khả năng:
1.Kiến thức:
– Biết được những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
2.Năng lực:
– Tích cực tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
3.Phảm chất:
– Có ý thức trách nhiệm với xã hội; biết yêu thương, chia sẻ với mọi người
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: – Thiết bị phát nhạc, bài hát Sức mạnh của nhân đạo (sáng tác: Phạm Tuyên)
2. Học sinh: – Thẻ học tập
III.Các phương pháp và hình thức dạy học
-Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. KHỞI ĐỘNG.
? Tiết trước các em học bài gì
– GV tổ chức cho HS hát bài hát tập thể: “Bài hát làm quen”
– GV nêu câu hỏi:
+ Các em có thích làm quen với những người bạn mới không (đặc biệt là những người hàng xóm của em)?
– GV nhận xét, giới thiệu bài.
2.Khám pha – Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của một số hoạt động xã hội và xác định những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh trả lời câu hỏi:
+Những hoạt động xã hội trong tranh đem lại lợi ích gì?
+Ở lứa tuổi các em có thể tham gia hoạt động xã hội nào?
-Mời đại diện nhóm trình bày, đưa ra phương án trả lời
-Kết luận: Những hoạt động trong tranh sẽ giúp chia sẻ bớt khó khăn với những người nhận được sự giúp đỡ. Những việc như dọn vệ sinh, nhổ cỏ ở khu di tích, quyên góp tiền để trùng tu di tích,… sẽ góp phần làm đẹp, giữ gìn khu di tích. Em sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn khi tham gia các hoạt động xã hội. Ở lứa tuổi các em có thể tham gia một số hoạt động xã hội như: tặng sách, truyện, quần áo cũ, quyên góp tiền để ủng hộ bạn nghèo; nhổ cỏ, nhặt rác ở các khu di tích.
Hoạt động 2: Chia sẻ những hoạt động xã hội em biết hoặc đã từng tham gia
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bên cạnh theo câu hỏi:
+Đã bao giờ em giúp đỡ người khác chưa? Đó là việc gì?
+Khi đó em cảm thấy thế nào?
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ kết quả thảo luận
-HS trả lời, GV nhận xét, khen ngợi HS
– Tiết trước học bài: Em tham gia hoạt động xã hội.
– HS tham gia hát theo nhạc.
– HS trả lời: Có hoặc không thích.
– HS lắng nghe
-Đại diện nhóm trình bày
-HS lắng nghe
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bạn
3. Củng cố – dặn dò
– Nhận xét tiết học
– GV nhắc nhở, dặn dò HS thực hiện những điều đã học được để tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm của gia đình mình.
– Dặn dò chuẩn bị bài sau
– HS lắng nghe