Giáo án bài em vận động và nghỉ ngơi môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 26: em vận động và nghỉ ngơi  (tiết 2, sách học sinh, trang 110-111)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 26: em vận động và nghỉ ngơi  (tiết 2, sách học sinh, trang 110-111)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

2. Kĩ năng: Liên hệ được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

3. Thái độ: Biết vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lí.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh hoặc đoạn video về một số môn thể thao (đá bóng, đá cầu, cầu lông…), …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh hoặc ảnh chụp về một môn thể thao hoặc hoạt động nghỉ ngơi mà mình thích; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):               

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và vận động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” (sáng tác: Minh Trang). Giáo viên đặt câu hỏi: “Sau khi tập thể dục theo bài hát, các em cảm thấy thế nào?”. Học sinh trả lời tự do. Giáo viên dẫn dắt vào bài tiết 2.    – Học sinh cùng hát và trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):   

2.1. Hoạt động 1. Các hoạt động vận động (9-10 phút):   

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các hoạt động vận động phù hợp với cơ thể và lứa tuổi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong sách học sinh trang 110 và trả lời các câu hỏi sau: Kể tên các hoạt động có trong tranh. Em thích hoạt động vận động nào? Vì sao?

– Giáo viên tổ chức cho một số nhóm lên chia sẻ với lớp. Giáo viên đặt câu hỏi để liên hệ mở rộng: “Ngoài các hoạt động trên, em còn biết những hoạt động vận động nào khác có lợi cho sức khoẻ?”

– Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Vận động đúng cách và phù hợp sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.             – Các nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của giáo viên.

– Học sinh quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

– Một số nhóm lên chia sẻ với lớp.

– Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

2.2. Hoạt động 2. Các hoạt động nghỉ ngơi (9-10 phút):   

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các hoạt động nghỉ ngơi phù hợp với cơ thể và lứa tuổi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh trong sách học sinh trang 111, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý: Kể tên các hoạt động có trong tranh. Em chọn cách nghỉ ngơi nào có lợi cho sức khoẻ?

– Giáo viên mời một số nhóm lên chia sẻ với cả lớp.

– Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Nghỉ ngơi đúng cách và phù hợp sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.             – Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi của giáo viên.

– Học sinh quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

– Một số nhóm lên chia sẻ với cả lớp.

– Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.

2.3. Hoạt động 3. Liên hệ bản thân (6-7 phút):    

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ và nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân đã làm dựa trên tranh, ảnh đã chuẩn bị theo các câu hỏi gợi ý sau: Em thường dành nhiều thời gian cho hoạt động vận động và nghỉ ngơi nào để cơ thể khoẻ mạnh? Chúng ta có nên vận động quá sức không? Vì sao?

– Giáo viên mời học sinh chia sẻ câu trả lời.

– Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Em vận động, nghỉ ngơi hợp lí.        – Học sinh làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân đã làm.

– Học sinh chia sẻ câu trả lời.

– Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Hoạt động – Nghỉ ngơi”

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):       

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trao đổi, chia sẻ với người thân về những hoạt động vận động và nghỉ ngơi của người thân. Cùng vận động và nghỉ ngơi đúng cách với người thân trong gia đình.              – Học sinh

thực hiện theo

yêu cầu của

giáo viên.

Leave a Comment