Giáo án bài em vui học toán (t1)toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài: em vui học toán (t1) I. Mục tiêu Sau bài học, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động: 1. Kiến thức, kĩ năng – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài: em vui học toán (t1)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách, qua đó hiểu ý nghĩa phép nhân, phép chia.

– Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu gắn với các hoạt động lắp ghép, tạo hình.

– Tìm hiểu một số loại lịch, đồng hồ trong thực tế, tự làm được thời gian biểu.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

– Thông qua bài phép nhân, phép chia, học sinh biểu diễn được phép nhân phép chia bằng nhiều cách.

– Học sinh được sáng tạo tư duy lắp ghép, tạo hình theo ý tưởng thông qua bài nhận dạng khối trụ, khối cầu.

– Ứng dụng và tự làm được thời gian biểu.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: – Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

            – Đồng hồ, một số hình lien quan đến các hình khối, lịch tháng.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        A.Hoạt động khởi động.

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt động thực hành.

Bài  1. (Trang 42)  Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách.

Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học về phép nhân, phép chia để biểu diễn và phát huy được trí sáng tạo.

Bài 2. (Trang 42) Lắp ghép, tạo hình sáng tạo.

Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học về nhận dạng các đồ vật có dạng khối lập phương, khối trụ, khối cầu để xây dựng mô hình theo ý tưởng, phát huy tính sáng tạo.

C. Hoạt động vận dụng.

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi. Vận dụng được bảng nhân chia đã học để tham gia trò chơi.

D. Củng cố – Dặn dò.

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.          – Tổ chức cho lớp hát một bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc.

– Vừa rồi lớp chúng ta thực hiện rất là sôi nổi …

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4: Biểu diễn phép nhân, phép chia bằng nhiều cách. Ví dụ:

 + Xếp các nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.

 + Vẽ hình nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau.

 + Dùng lời nói để biểu hiện phép tính.

 + Dùng kí hiệu để biểu diễn phép tính.

– Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và thuyết trình ý tưởng của nhóm.

– Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm: Cùng nhau thảo luận chọn ý tưởng lắp ghép hình sáng tạo.

– Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày mô hình các nhóm thực hiện. Đại diện nhóm thuyết trình.

 – Giáo viên nhận xét – đánh giá – tuyên dương.

– Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Tiếp sức”

– Hướng dẫn cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Cả hai nhóm cùng ghi một bảng nhân. Em thứ nhất ghi xong 1 phép nhân rồi chuyền phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ tiếp tục như thế ghi cho đến hết bảng nhân. Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho 2 nhóm chọn người tham gia chơi.

– Giáo viên quan sát –  nhận xét – đánh giá. Tuyên dương.

– Giáo viên tiểu kết: Qua bài học này cô thấy các bạn rất hứng thú và tích cực thảo luận nhóm.

– Em hãy nói cảm xúc của em qua bài học hôm nay.

– Em thích nhất hoạt động nào?

– Hoạt động nào em còn lung túng và cần sự trợ giúp?

– Giáo viên nhận xét – Đánh giá – chốt nội dung bài học.         – Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo lời bài hát.

– Học sinh lắng nghe.

– Học sinh thực hiện theo nhóm 4. Biểu diễn phép nhân, phép chia theo gợi ý của giáo viên.

+ Xếp các nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.

+ Vẽ hình nhóm đồ vật có số lượng bằng  nhau.

+ Nói cho các bạn trong nhóm nghe.

– Đại diện nhóm thuyết trình ý tưởng.

– Học sinh quan sát, nhận xét, bình chọn …

– Học sinh thảo luận nhóm. Sử dụng các đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu để xây dựng một số mô hình theo ý tưởng mà nhóm đưa ra.

– Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

– Học sinh bình chọn nhóm sáng tạo và có nhiều cách biểu diễn thú vị nhất.

– Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.

– Nhóm trưởng nhận hiệu lệnh.

– Học sinh cổ cũ…

– Học sinh lắng nghe, trả lời câu hỏi.

Leave a Comment