Giáo án bài em vui học toán( tiết 1) môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 28 : em vui học toán( tiết 1) I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 28 : em vui học toán( tiết 1)

I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.

– Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

– Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: – Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: – Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

2. Học sinh:

– Sợi dây, các thẻ số cần thiết.

– Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi.

– Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3 phút

A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

B. Hoạt động thực hành trải nghiệm

Mục tiêu: Kết nối với bài học mới.

4. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài           – GV bật nhạc bài Đếm sao.

– GV giới thiệu và ghi bài.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 và đặt tên cho mỗi nhóm.

Bài 1: Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong toán học.

– Gọi HS đọc đề bài

– Bài có mấy yêu cầu?

– Yêu cầu hs quan sát tia số và thực hiện yêu cầu 1

– Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: Yêu cầu HS dùng sợi dây và các thẻ số đã chuẩn bị, thắt từng nút và xếp các thẻ số tương ứng dưới từng nút để tạo thành tia số. Sau khi hoàn thành, cùng thảo luận với bạn trong nhóm về cách sử dụng tia số trong toán học.

– Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu cách sử dụng tia số.

– GV nhận xét, kết luận:

+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để so sánh hai số.

+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để cộng, trừ.

Bài 2: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.

– Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

– HS thảo luận nhóm 4 để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 bằng những đồ dùng đã chuẩn bị trước. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em)

– GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp đi “tham quan” và tìm hiểu về trò chơi của các nhóm bạn, sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất.

– Mời 2 – 3 nhóm có trò chơi được lớp bình chọn là hay và thú vị nhất lên bảng.

– GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp.

GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế

Bài 3:

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

– Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo.

– Tổ chức thi đua giữa các nhóm:

Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4:  (chiếu yêu cầu lên màn hình)

+ Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy.

+ Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu

– Gọi HS đọc yêu cầu.

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

– Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng. Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc.

– GV nhận xét, tuyên dương.

– Gọi HS nói cảm xúc sau giờ học.

– Gọi HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

– Gọi HS nói về hoạt động còn lúng túng và hỏi: Nếu làm lại thì em sẽ làm gì?        – HS tham gia múa hát theo.

– HS nhắc lại tên bài học.

– HS nhận nhóm và quay về vị trí của nhóm mình.

– HS nêu yêu cầu.

–  Bài có 2 yêu cầu:

+ Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số.

+ Thảo luận cách sử dụng tia số.

– Hs quan sát và lấy những thẻ số điền vào chỗ còn thiếu trên tia số

– HS thực hành thảo luận nhóm 4.

– 2 HS đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận, lấy ví dụ về cách sử dụng tia số đưa ra. (2 nhóm lên bảng)

– HS nhận xét, bổ sung.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm 4.

– HS cả lớp thưc hiện.

– Đại điện nhóm làm quản trò điều khiển các bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi.

VD: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”

+ HS thiết kế một “Cây hoa dân chủ” trong đó trên các bông hoa viết các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

+ Quản trò nếu quy tắc chơi: Mỗi bạn lên chơi sẽ hái một bông hoa, tính nhẩm, nếu đúng được hái tiếp, nếu tính sai sẽ mất lượt.

– HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn.

– HS thảo luận nhóm.

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm.

– Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày.

– HS nói theo suy nghĩ.

– HS nói theo suy nghĩ.

– HS nói theo suy nghĩ.

Bài 28 : em vui học toán( tiết 2)

I. Mục tiêu: sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.

– Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

– Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: – Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: – Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

2. Học sinh:

– Sợi dây, các thẻ số cần thiết.

– Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi.

– Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3 phút A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS.

B. Hoạt động thực hành trải nghiệm

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Kết nối với bài học mới.

2. Luyện tập, thực hành

4. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài           – GV bật nhạc bài Đếm sao.

– GV giới thiệu và ghi bài.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 và đặt tên cho mỗi nhóm.

Bài 1: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.

– Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

– HS thảo luận nhóm 4 để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 bằng những đồ dùng đã chuẩn bị trước. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em)

– GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp đi “tham quan” và tìm hiểu về trò chơi của các nhóm bạn, sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất.

– Mời 2 – 3 nhóm có trò chơi được lớp bình chọn là hay và thú vị nhất lên bảng.

– GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp.

GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế

Bài 2: Trải nghiệm ước lượng , đo độ dài của một số đồ vật xung quanh em

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

– Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo.

– Tổ chức thi đua giữa các nhóm:

Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4:  (chiếu yêu cầu lên màn hình)

+ Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy.

+ Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu

– Gọi HS đọc yêu cầu.

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

– Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng. Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc.

– GV nhận xét, tuyên dương.

– Gọi HS nói cảm xúc sau giờ học.

– Gọi HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

– Gọi HS nói về hoạt động còn lúng túng và hỏi: Nếu làm lại thì em sẽ làm gì?       

– HS tham gia múa hát theo.

– HS nhắc lại tên bài học.

– HS nhận nhóm và quay về vị trí của nhóm mình.

 HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm 4.

– HS cả lớp thưc hiện.

– Đại điện nhóm làm quản trò điều khiển các bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi.

VD1: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”Quản trò  phổ biến luật chơi: Quản trò nêu  đọc câu hỏi ,bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ dành quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.

VD2: Sáng tác đề toán 

  Quản trò đưa ra các số liệu yêu cầu các bạn trong nhóm suy nghĩ và lập được các đề toán từ các số liệu đã cho

– HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn.

– HS thảo luận nhóm.

Hs thực hành

– HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm.

.Hs điền kết quả thực hành vào bảng

– Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày

    Tên đồ vật              Độ dài

– HS nói theo suy nghĩ.

– HS nói theo suy nghĩ.

– HS nói theo suy nghĩ.

Leave a Comment