Giáo án bài em vui học toán (tiết 1)môn toán sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 94: em vui học toán  (tiết 1) I. Mục tiêu 5.         Kiến thức, kĩ năng: –           Nhận biết tiền Việt Nam –           Đổi tiền từ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 94: em vui học toán  (tiết 1)

I. Mục tiêu

5.         Kiến thức, kĩ năng:

–           Nhận biết tiền Việt Nam

–           Đổi tiền từ mệnh giá to ra mệnh giá nhỏ hơn và ngược lại.

–           Sử dụng tiền để trao đổi, mua bán một cách thông minh. HS bước đầu cảm nhận được việc sử dụng tiền làm công cụ đế trao đối, mua sắm.

6.         Phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực

– Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học….).

     b, Phẩm chất

– Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng (hoặc tiền thật mệnh giá khác).

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, Các thẻ ghi mệnh giá tiền, ví dụ: 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng, 50 nghìn đồng.

– Một số đồ chơi, truyện, sách báo cũ, sản phẩm thú công tự   l àm để trao   đổi, mua bán (HS chuẩn bị trước ở nhà và mang đến lóp).

–                 – Cuộn dây để xác định khoảng cách giữa hai vị trí, thước mét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3’        1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.        

– Cho lớp hát bài “ Con heo đất”

– Bài hát nói về ……sau đó GV giớt thiệu bài…

– Lớp hát và kết hợp động tác….

29’      2. Khám phá

Bài 1 ( tr 86) Tìm hiểu về tiền Việt Nam

– YCHS thảo luận theo nhóm theo gợi ý:

+ Trên mặt tờ tiền vẽ những gì?

+ Em thấy những tờ tiền này được dùng ở đâu? Nó được dùng để làm gì?

– Gọi đại diện nhóm trình bày.

– GV chốt kiến thức:

Đây là những tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. Những tờ tiền này được dùng để mua bán hang hóa.

– GV YCHS thảo luận trong nhóm, chia sẻ các thông tin mỗi em biết về tiền Việt Nam, trên mặt trước, mặt sau của tờ tiền ghi những thông tin gì? Chất liệu, màu sắc của mỗi tờ tiền,…

– Gọi HS lên chia sẻ.

– GV nhận xét. Cho HS xếp các tờ tiền có mệnh giá bằng nhau vào mỗi nhóm.       

– HS thảo luận nhóm:

Cầm tờ tiền Việt Nam, chia sẻ với bạn các thông tin nhìn thấy được trên tờ tiền ở mặt trước, mặt sau.

– Đại diện nhóm trình bày.

– Lắng nghe.

– HS chia sẻ với nhau về các tờ tiền em đã chuẩn bị, xếp nhóm các tiền có mệnh giá bằng nhau.

– HS lên chia sẻ trước lớp.

– Đại diện nhóm lên xếp.

            3. HĐ Thực hành:

Bài 2 ( tr 86) Chơi trò chơi “ Đổi tiền”

4. HĐ vận dụng: Trải nghiệm mua sắm.

            – YCHS thảo luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV. GV quan sát, theo dõi nhóm còn lúng túng.

– Gọi các nhóm lên trình bày.

– Nhận xét.

– Gv hướng dẫn HS sắp xếp các sản phẩm HS đã chuẩn bị thành các gian hàng.

– GV nêu yêu cầu: HS các nhóm tiến hành “ mua sắm”

– YCHS thảo luận trong nhóm, phân công cv cho nhau để thực hiện yêu cầu của GV.

– GV theo dõi, quan sát HS thực hiện, kịp thời giúp đỡ HS còn lúng túng.     – HS thực hiện theo nhóm: Sử dụng các thẻ tiền giấy để thực hiện đổi tiền.

+ Các nhóm phân công nhau lần lượt là “Thủ quỳ” (người giữ tiền), “Kế toán” (người đưa ra quyết định chi tiền), “Khách hàng”. Lần lượt đối vai và thực hiện. Mồi nhóm cử ra một người là “Giám sát”.

– Các nhóm lên thể hiện.

+ Giới thiệu vai

+ Thể hiện vai diễn.

– HS khác theo dõi, nêu ý kiến đóng góp.

– HS mỗi nhóm sắp xếp các sản phẩm mang đến thành một gian hàng.

– HS lắng nghe yêu cầu.

– HSTL trong nhóm phân công nhau phụ trách các công việc cho hợp lí. Mỗi nhóm cử ra một người giám sát nhóm khác.

– Mỗi HS trong nhóm được nhận 100 nghìn đồng với các mệnh giá khác nhau. HS đến các nhóm khác nhau dùng các thẻ tiền nhận được để mua bán.

– Giám sát của các nhóm nhận xét hoạt động của các nhóm khác, chăn,: (tính toán có đúng không, thủ tục có nhanh gọn không, giao tiếp và thái độ của khách hàng thế nào?).

3’        5. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài           – Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

– GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

– GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.     – HS nêu ý kiến

– HS lắng nghe

Leave a Comment