Giáo án bài em yêu quê hương môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 31: em yêu quê hương  chia sẻ về chủ điểm (15 phút) * Hát bài hát: – GV gợi ý cho các nhóm hát bài …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 31: em yêu quê hương

 chia sẻ về chủ điểm

(15 phút)

* Hát bài hát:

– GV gợi ý cho các nhóm hát bài một số bài hát về quê hương: Quê hương tươi đẹp, bài hát dân gian: Bắc kim thang, Tập tầm vông.

– HS hát theo các nhóm.

– GV bắt nhịp cho cả lớp hát chung một bài hát về quê hương.

* Thi đọc các bài thơ về quê hương:

– GV gợi ý một số bài thơ cho HS đọc: Lũy tre, Em yêu nhà em, Bé xem tranh,…

– HS đọc thơ trong nhóm theo một số bài GV hướng dẫn.

* GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Em yêu quê hương.

BÀI ĐỌC 1: VỀ QUÊ

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy bài thơ, giọng đọc tha thiết, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng thơ, mỗi khổ thơ.

–           Hiểu được nghĩa của các từ ngữ: tít tắp, thênh thang, lồng lộng, thảnh thơi. Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ rất thích những ngày nghỉ ở quê: được biết nhiều cảnh vật mới mẻ, được chơi nhiều trò chơi lạ, thú vị. Ngày nghỉ ở quê vì thế như trôi nhanh hơn.

–           Luyện tập nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng:

•           Biết thêm một bài thơ lục bát.

•           Cảm nhận được những từ ngữ, hình ảnh làng quê rất đẹp và thú vị.

•           Cảm nhận được tình yêu quê hương của bạn nhỏ.

3. Phẩm chất 

–           Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Em yêu quê hương, các em sẽ được học bài thơ Về quê. Bài thơ nói về cảm nghĩ của một bạn nhỏ những ngày nghỉ hè ở quê. Chắc ở lớp chúng ta, cũng có nhiều em có quê ở nông thôn. Các em đã được về quê chơi nhiều chưa? Các em hay đọc bài thơ Về quê để xem bạn nhỏ trong bài thơ có cảm nhận giống như em khi được về quê chơi không nhé.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Về quê ngắt nghỉ hơi đúng. giọng đọc tha thiết, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Ngắt nhịp thơ đúng, giọng đọc tha thiết, tình cảm. – GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: tít tắp, thênh thang, lồng lộng.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn thơ.

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “bơi thuyền”

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: thênh thang, giếng làng, lồng lộng, thảnh thơi, chiêm chiếp, tí teo, trôi vèo.

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu trong SGK trang 107.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài thơ là lời của ai?

+ HS2 (Câu 2): Bạn nhỏ thích những cảnh vật nào ở quê?

+ HS3 (Câu 3): Bạn nhỏ được làm những gì khi về quê nghỉ hè?

+ HS4 (Câu 4): Em hiểu hai dòng cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng:

a. Ngày ở quê ngắn hơn ngày ở thành phố.

b. Ngày hè ở quê rất vui nên thấy thời gian trôi nhanh.

c. Kì nghỉ hè chỉ có một tháng nên rất ngắn.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ muốn nói điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 107.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

+ HS2 (Câu 2): Nói 1-2 câu thể hiện ngạc nhiên hoặc thích thú trong các tình huống sau:

a. Ông cho em cùng đi thả diều.

b. Ông cho em cùng đi câu.

– GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ A3 cho 1 HS làm bài vào phiếu.

– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nge, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Tít tắp: rất xa, rất dài, thoải mái.

+ Thênh thang: rất rộng rãi, thoải mái.

+ Lồng lộng: gió thổi

– HS đọc bài.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS thảo luận theo nhóm đôi.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Bài thơ là lời của một bản nhỏ nghỉ hè được về quê chơi.

+ Câu 2: Bạn nhỏ thích những cảnh  vật ở quê: đồng xanh tít tắp, giếng làng, ngắm trời cao lồng lộng gió mây, tre đua kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi. Bạn thích những cảnh chó mèo quần chân người, vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền, gà mẹ ở vườn sau bới giun lên, lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau.

+ Câu 3: Bạn nhỏ được làm những việc khi về quê nghỉ hè: bạn được tắm giếng làng, được bắc thang bẻ ổi chín trên cây, được đi câu, được đi thả diều với đám bạn.

+ HS4 (Câu 4): Em hiểu hai dòng cuối bài thơ: b

– HS trả lời câu hỏi: Bài thơ nói về ngày nghỉ hè ở quê thật thích, được biết nhiều cảnh vật mới mẻ, được chơi những trò chơi thú vị. Ngày nghỉ ở quê vì thế như trôi nhanh hơn.

 

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS làm bài vào vở, làm vào phiếu.

– HS trình bày:

+ Câu 1:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: quê, giếng, ổi, tre.

b. Từ ngữ chỉ đặc điểm: tít tắp, xanh, thênh thang, ngắn.

c. Từ ngữ chỉ hoạt động: tắm, bẻ, bơi, câu cá.

+ Câu 2:

a. Ôi, ông cho cháu đi thả diều ạ? Thích quá! Cháu cảm ơn ông ạ.

b. Ôi, ông cho cháu được đi câu cá cùng ông ạ. Tuyệt quá!

Leave a Comment