Giáo án bài em yêu trường em môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 6: em yêu trường em Tự đánh giá (15 phút) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt – Năng lực …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 6: em yêu trường em

Tự đánh giá

(15 phút)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

– Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 5, Bài 6.

2. Phẩm chất

– Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho HS

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được

Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp.

– GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ¬– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

– GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

– GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

– HS lắng nghe.

– HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

– HS HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

– HS làm BT.

– HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

– HS quan sát, lắng nghe.

Bài 5: ngôi nhà thứ hai

Chia sẻ về chủ điểm & bài đọc 1: cái trống trường em

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Nhận biết nội dung chủ điểm.

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc đúng bài thơ Cái trống trường em. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

         Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Cái trống trường em: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với ngôi trường của mình, được cụ thể qua hình ảnh cái trống.

+ Năng lực văn học:

         Nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu trường lớp, tình thân thiết với thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời CH phần Chia sẻ.

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Em hãy đọc tên Bài 5 và đoạn: Ngôi nhà thứ hai là gì?

Trả lời: Ngôi nhà thứ hai là trường lớp.

+ BT 2: Nói những điều em quan sát được trong mỗi bức tranh dưới đây:

a) Mỗi bức tranh tả cảnh gì?

b) Có những ai trong tranh? Họ đang làm gì?

Trả lời:

a) Bức tranh 1 tả cảnh các bạn HS trong lớp đang hăng hái học tập.

Bức tranh 2 tả cảnh các bạn HS đang biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Bức tranh 3 tả cảnh các bạn HS đang chăm sóc vườn rau.

Bức tranh 4 tả cảnh bạn HS đang ở phòng y tế của trường đo huyết áp.

b) Tranh 1 có các bạn HS trong tranh.

Tranh 2 có các bạn HS trong tranh.

Tranh 3 có các bạn HS trong tranh.

Tranh 4 có bạn HS và cô phụ trách y tế trong tranh.

BÀI ĐỌC 1: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài: Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, ở các trường học, khi báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một tiết học, đã có chuông báo hiệu. Tuy nhiên, cái trống vẫn chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một biểu tượng cho sự khởi đầu. Trống trường vẫn được sử dụng để báo hiệu cho các giờ học, giờ ra chơi, cho các hoạt động thể dục. Đặc biệt, để bắt đầu một năm học mới, các em được thấy thầy/cô hiệu trưởng đánh trống trường. Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ Cái trống trường em.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu toàn bài đọc.

– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

– GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB:

+ Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng.

– GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

– GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

– GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

– GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

– GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

– GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

– GV chốt đáp án:

+ BT 1: Xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật “trống” vào ô thích hợp.

Câu hỏi          Vào mùa hè   Vào năm học mới

Cái trống làm gì? (Hoạt động)        ngẫm nghĩ, nằm, nghỉ, nghiêng đầu           thấy, gọi

Cái trống thế nào (Cảm xúc)          buồn   mừng vui

+ BT 2: Tìm các từ ngữ:

a) Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới.

Bài làm: Vui, phấn khởi, háo hức,…

b) Nói về hoạt động của em trong năm học mới.

Bài làm: Học tập, đi thực tế, tham gia biểu diễn văn nghệ,…

5. HĐ 4: HTL 3 khổ thơ đầu

Mục tiêu: HTL được 3 khổ thơ đầu.

Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ theo cách xóa dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xóa hết, chỉ giữ chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xóa toàn bộ.

– GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.

– GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.      

– 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

– HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.

– Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

– HS lắng nghe.

– HS luyện đọc theo nhóm 3.

– Các nhóm đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

         HS 1: Bài thơ là lời của ai?

         HS 2: Bài thơ là lời của bạn nhỏ.

+ Câu 2:

         HS 2: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống?

         HS 1: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật với cái trống:

o          xưng hô: Trống – Bọn mình

o          Hỏi gần gũi, thân mật như người bạn: “Buồn không hả trống”.

+ Câu 3:

         HS 1: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường như thế nào?

         HS 2: Tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường: thân thiết, gắn bó, quan tâm.

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

– HS lên bảng báo cáo kết quả.

– HS lắng nghe, sửa bài.

– HS HTL theo GV hướng dẫn.

– Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.

– Cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

 

Leave a Comment