Giáo án bài gia đình của em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 1: gia đình của em (T2)   II.            MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS: 1. Kiến thức, kĩ năng: ˗              Sau bài học, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 1: gia đình của em (T2)

 

II.            MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng:

˗              Sau bài học, các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình

˗              Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.

2.Phẩm chất:

–              Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình

–              Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

–              Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

–              Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình

3.Năng lực chung:

–              Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

–              Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

–              Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

5.            Năng lực đặc thù:

–              Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình mình và tình cảm trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Giáo viên:

–              Tranh trong SGK.

–              Các tình huống và vật dụng cho tình huống.

– Học sinh:

–              Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động giáo viên        Hoạt động  của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

   a. Mục tiêu:

–              Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

   b. Cách tiến hành:

–              GV bật nhạc cho HS nghe bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” (Sáng tác: Ngọc Lễ)

–              Gia đình của bạn nhỏ trong bài hát có mấy thành viên? Đó là những ai?

        – Tình cảm của những người trong gia đình bạn nhỏ ntn?

        – Ở tiết học trước, các em đã biết về gia đình của bạn An và gia đình của bạn Nam. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách ứng xử của các thành viên trong gia đình và tình cảm của họ đối với nhau ntn nhé?          

– 3 thành viên là: Ba, mẹ và bạn nhỏ.

– Rất yêu thương nhau.

 

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (Nhóm 2)

   a. Mục tiêu:

–              HS nhận biết cách ứng xử của các thành viên trong gia đình bạn An.

   b. Cách tiến hành:

–              GV y/c HS tạo thành các nhóm đôi, quan sát tranh 1,2,3 ở trang 10/ SGK .

             + Mọi người trong gia đình An đã ứng xử ntn khi mẹ bị ốm?

–              GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

–              GV KL: Bố, chị gái của An và An đã biết quan tâm, chăm sóc khi mẹ bị ốm.

– HS quan sát và thảo luận nhóm đôi

      + Mẹ An bị ốm. Bố đưa mẹ tới gặp bác sĩ để khám bệnh. Chị gái của An dùng khăn chườm trán cho mẹ. An bưng cháo mời mời mẹ ăn.

– Đại diện 2-3 nhóm trình bày.

 

3. Hoạt động luyện tập: (8 phút)

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được cách quan tâm, chăm sóc nhau của các thành viên trong gia đình mình.

   b. Cách tiến hành:

–              GV chuyển ý: Các thành viên trong gia đình bạn An rất quan tâm và yêu thương lẫn nhau.

       –  Các thành viên trong gia đình em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau?

–              Gọi nhiều HS liên hệ bản thân gia đình em.

            – GV khen ngợi các em HS đã biết quan tâm, chăm sóc những thành viên trong gia đình và động viên, khuyến khích các em thường xuyên thực hiện.

            – GVKL: Các thành viên trong gia đình em yêu thương, chăm sóc nhau.      

– Gia đình em rất yêu thương nhau./ Mẹ hay nấu các món ngon cho gia đình./ Ba đưa em đi học./ Em thường đấm lưng cho bà, rót nước cho ba mẹ uống/ Chị hay cho bánh em ăn./Ba mẹ hay dẫn em đi công viên chơi vào những ngày nghỉ/Mỗi khi đi xa về ba thường mua quà cho em./Em và chị thường học bài chung với nhau.

 

Nghỉ giữa tiết

4. Hoạt động vận dụng:  (Nhóm 4)

   a. Mục tiêu:

–              HS nhận biết cách ứng xử đúng trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

        –  GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu HS quan sát các tranh1,2,3,4 trong SGK trang 11 và trả lời câu hỏi: “ Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?”.

– GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét nhóm bạn.

– GV chốt và giúp HS nhận biết các cách ứng xử đúng trong gia đình: biết giúp đỡ, biết xin lỗi, không tranh giành, lễ phép,….

– GVKL: Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình.

       – Cho HS tập đọc các từ khoá của bài: “ Bản thân – Gia đình – Ứng xử”.             

– HS chia nhóm và thảo luận.

Tranh 1: Bạn nam đang chơi đá bóng trong khi mẹ dọn dẹp đồ dùng học tập cho mình. (ứng xử chưa tốt)

Tranh 2: Sau khi làm vỡ bình hoa, bạn nam biết khoanh tay xin lỗi mẹ. (ứng xử tốt)

Tranh 3: Hai bạn nữ giành giật gấu bông với nhau. (ứng xử chưa tốt)

Tranh 4: Bạn nam lễ phép khoanh tay chào ông bà khi đi học về. (ứng xử tốt)

– Các nhóm trình bày.

 

– HS lắng nghe

Dặn dò:

       – GV yêu cầu HS về nhà thực hiện một số việc làm quan tâm đến bố, mẹ, anh, chị, em,… trong gia đình.

 – Quan sát, tìm hiểu một số việc làm khi sinh hoạt gia đình của mọi người trong nhà để chuẩn bị cho bài học sau.               

Leave a Comment