Giáo án bài gia đình của em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 1: gia đình của em (T1)   I.             MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS: 1.            Kiến thức, kĩ năng: ˗              Sau bài học, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 1: gia đình của em (T1)

 

I.             MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS:

1.            Kiến thức, kĩ năng:

˗              Sau bài học, các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình

˗              Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.

2.            Phẩm chất:

–              Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình

–              Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

–              Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực

–              Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình

3.            Năng lực chung:

–              Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

–              Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

–              Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

4.            Năng lực đặc thù:

–              Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình mình và tình cảm trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Giáo viên:

–              Tranh trong SGK

–              Các tình huống và vật dụng cho tình huống.

– Học sinh:

–              Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động giáo viên        Mong đợi  của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

   a. Mục tiêu:

–              Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nói được tên và sở thích của bản thân, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

   b. Cách tiến hành:

–              GV cho HS chơi trò chơi “Bạn là ai”

–              GV phổ biến luật chơi: GV mời 5 HS lần lượt giới thiệu về tên và sở thích của mình, các bạn còn lại lắng nghe.Bạn nào nhớ đúng tên và sở thích của cả 5 bạn sẽ là người thắng cuộc.

–              GV làm động tác cho HS chơi trò chơi

–              GV nhận xét: Cô thấy các em chơi rất tốt, các em nhớ được tên và sở thích của 5 bạn. Vậy còn với những người trong gia đình của các em thì như thế nào? Chúng ta cùng học bài “Gia đình của em”.

          – Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TN&XH. Đó là Nam và bạn An.               

–              HS lắng nghe luật chơi

–              HS thực hiện chơi thử

–              HS chơi trò chơi

–              HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được các thành viên trong gia đình bạn An và các thành viên trong gia đình bạn Nam.

   b. Cách tiến hành:

–              GV giới thiệu tranh gia đình An ở trang 8/ SGK .

             + Gia đình bạn An gồm những ai? Chỉ và gọi tên từng người trong hình

             + Mọi người trong gia đình đang làm gì?

             + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào?

–              GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

–              GV chốt ý: Gia đình An gồm có 4 thành viên :bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An.Mọi người trong gia đình đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

– HS quan sát và thảo luận nhóm đôi

      + Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái

      + Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An

      + Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/ …

NGHỈ GIỮA TIẾT

3. Hoạt động luyện tập:  (Nhóm 4)

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được các thành viên trong gia đình bạn Nam.

–              Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình.

   b. Cách tiến hành:

–              GV chuyển ý: Các em đã biết được những thành viên trong gia đình bạn An rồi, bây giờ chúng sẽ cùng xem tiếp gia đình bạn Nam có giống với gia đình bạn An hay không nhé?

–              Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, GV cho HS điểm số từ 1 đến 4

–              GV chia HS theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam trang 9/ SGK .

                     GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

–              Lần lượt với các câu hỏi sau:

                + Chỉ và gọi tên từng người trong hình

                + Mọi người trong gia đình đang làm gì?

HS lần lượt điểm số 1 đến 4

– HS quan sát và thảo luận nhóm 4 theo từng câu hỏi

+ Ông, bà, mẹ và Nam.

+ Gia đình bạn Nam đang cùng nhau làm vườn./ trồng cây./Ông tỉa lá. Bà tưới cây.Nam và mẹ trồng cây.

+ Gia đình bạn Nam gồm có ông, bà, mẹ và bạn Nam, không có ba bạn Nam. Còn gia đình bạn An chỉ có ba, mẹ, chị An và An không có ông bà.

 – HS lắng nghe và nhắc lại

4. Hoạt động vận dụng:

   a. Mục tiêu:

–              HS giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

–              GV chuyển ý: Những người sống và sinh hoạt trong cùng một cùng một nhà thì cô gọi là gì.

–              Các em đã biết về gia đình bạn An và bạn Nam rồi, bây giờ các em hãy tự giới thiệu về gia đình mình cho các bạn nghe đi nào.

–              GV yêu cầu HS tiếp tục nói cho các bạn trong nhóm mình nghe trong vòng 2 – 3 phút.

 

–              GV cho hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu HS đó trả lời phỏng vấn của cô

                 + Giới thiệu về bản thân của mình nhé

                + Gia đình em gồm những ai?

–              GV thực hiện lại với một số bạn.

–              Tiết học hôm nay các em đã được tìm hiểu về điều gì vậy các em?

–              GV chốt ý: Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, ba, mẹ, anh chị em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình.     

5. Hoạt động sáng tạo:

   a. Mục tiêu:

–              Nói được tình cảm trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

–              GV chuyển ý: Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào?

–              Như vậy theo con thì gia đình sẽ là gì của con? Chúng ta cùng chơi trò chơi “Ai nói hay hơn” nhé

–              GV đưa câu mẫu: Gia đình là nơi….. và làm mẫu: Gia đình là nơi tôi yêu nhất.

–              GV cho có thể chọn câu hay để ghi nhanh lên bảng và làm phần chốt ý cuối tiết.

–              GV nhận xét.

–              GV chốt ý: Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau.               

– Vui, nhớ ba mẹ, cảm thấy như lâu lắm mới được về nhà….

– HS sáng tạo để tìm câu trả lời

     + Gia đình là nơi con được yêu thương.

     + Gia đình là nơi con được quan tâm.

      + Gia đình là nơi có ba mẹ và con sống hạnh phúc.

      + …….

– HS lắng nghe và nhắc lại.

 

Dặn dò: (2 phút)

       – Các em đã biết được các thành viên trong gia đình của mình rồi, bây giờ các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như thế nào nhé.

        – Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em (tiết 2)         

Leave a Comment