Giáo án bài gia đình thân thương tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 1: gia đình thân thương  (Tiết 1, 2)   I/ MỤC TIÊU -Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những người bạn đầu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 1: gia đình thân thương  (Tiết 1, 2)

 

I/ MỤC TIÊU

-Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của em.

-Từ việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn về cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.

-Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: cưỡi, ú òa, nắc nẻ…

-Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

-Nhận diện được nội dung gia đình chính là những người bạn đầu tiên của em.

-Học thuộc lòng bài thơ. Giới thiệu về gia đình của em.

-Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, yêu thương gia đình thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.

II/  CHUẨN BỊ:

-SHS, SGV. Một số hình minh họa tiếng có vần iên, iêng kèm thẻ từ. Hình ảnh gia đình của HS trong lớp. Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Gia đình thân thương.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

TIẾT 1

1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

– Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ và tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo.

– Cách tiến hành:

– Cả lớp hát bài: Nhong nhong nhong.

2.Khởi động

– Mục tiêu: HS nhận ra được những người thân trong gia đình là những người bạn đầu tiên. Từ việc quan sát tranh nhận ra cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.

– Cách tiến hành:

+ Bạn nào đọc cho cô chủ đề tuần này mình học?

+ Vậy bây giờ bạn nào nêu cho cô và các bạn biết: Ai là người bạn đầu tiên của mình?

+ GV gợi ý: Thường thì ở nhà, các em chơi với ai?

+ Khi chơi với những người đó em cảm thấy thế nào?

+ GV chốt: Vậy những người mà các em thường chơi chung khi ở nhà, đó chính là những người bạn đầu tiên của chúng ta. Khi chơi chung với những người bạn ấy, mình cảm thấy rất vui, rất thích thú và hạnh phúc.

+ Bây giờ, các em hãy quan sát tranh trong sách trang 53, thảo luận nhóm 2 và cho biết những ai luôn ở bên cạnh bạn nhỏ?

+ Đại diện nhóm lên trình bày?

+ GV tùy các nhóm lên trình bày mà hỏi thêm:

+ Cha mẹ đang làm gì với bạn nhỏ?

+ Ông bà đang làm gì cùng bạn nhỏ?

+ Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với bạn nhỏ như thế nào?

+ GV chốt: Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu và nhận thấy mọi người trong gia đình rất yêu thương nhau và thân thiết nhau. Gia đình thân thương cũng chính là nội dung bài thơ mà hôm nay chúng ta cùng học.

+ GV viết tựa bài: Gia đình thân thương.

3.Luyện đọc văn bản

Mục tiêu: Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ.

– Tìm tiếng trong bài có vần iên và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng iên, iêng.

– Cách tiến hành:

3.1.Luyện đọc

– GV đọc mẫu .

– Qua bài thơ cô vừa đọc, các em thấy những từ nào khó đọc?

– GV cho HS phân tích, đánh vần từ khó.

– GV cho HS giải thích hoặc GV giải thích từ: nắc nẻ .

– GV treo bảng phụ ghi bài thơ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi: khi đọc đến dấu phẩy, dấu chấm thì nghỉ hơi. Mỗi khi qua khổ thơ khác, các em cũng nhớ nghỉ hơi.

– Các em chia nhóm 3 và luyện đọc bài thơ.

– GV cho các nhóm lên đọc. Các nhóm khác nhận xét,

– Sau khi các em đã luyện đọc bài thơ rồi, bây giờ các em hãy tìm tiếng trong bài thơ có chứa vần iên?

– Bạn nào tìm cho cô từ ngữ ngoài bài có chứa vần iên, iêng ?

TIẾT 2

3.2. Trả lời câu hỏi

– Các em đọc thầm lại bài thơ và thảo luận nhóm 2 câu hỏi trong sách.

+  Những người bạn đầu tiên của bạn nhỏ trong bài thơ này là ai?

+  Bạn nhỏ thường chơi những trò chơi gì cùng ba, mẹ, ông, bà?

– Các nhóm trình bày. Tùy theo năng lực, giáo viên có thể hỏi thêm:

+ Bạn nhỏ cảm thấy như thế ào về gia đình mình?

+ Vì sao bạn nhỏ cảm thấy yêu hoài gia đình mình?

– Các em hãy chọn một khổ thơ nào mình thích nhất và đọc thuộc nó.

4. Luyện nói sáng tạo: Luyện tập giới thiệu về gia đình.

-Mục tiêu: HS biết giới thiệu về gia đình mình.

– Cách tiến hành:

–  Bạn nào nêu câu gợi ý trong bài?

– Bạn nào nêu phần làm mẫu của bạn học sinh trong sách?

– Bây giờ các em thảo luận nhóm 4 các câu hỏi vừa nêu, có thể lấy hình của gia đình mình để giới thiệu với các bạn.

– Các nhóm trình bày.

– Nhận xét.

5.Hoạt động mở rộng

– Cả lớp mình cùng hát bài “ Cả nhà thương nhau”.

6.Củng cố, dặn dò

– Hôm nay chúng ta học bài thơ gì?

– Bạn nào có thể đọc lại một khổ thơ mà mình thích nhất?

– Về nhà tìm bài hát nào nói về cha mẹ, ông bà. 

hong nhong nhong ba làm con ngựa….

– Những người bạn đầu tiên.

– Ba mẹ, Ông bà, anh chị, con vật…..

– Em cảm thấy rất vui, thoải mái, hạnh phúc, dễ chịu……(tùy HS)

– Ba mẹ và Ông bà ở bên cạnh bạn nhỏ.

– Cha đang chơi trò nhong nhong với bạn nhỏ, cha đang cõng bạn nhỏ , mẹ đang cổ vũ, mẹ đang vỗ tay….

– Ông kể chuyện, ông đọc sách, đọc thơ cho bạn nhỏ nghe. Bà ngồi quạt. Bé ngổi trên đùi bà….

– Mọi người đều thương yêu bạn nhỏ….

— HS lắng nghe.

– Cưỡi, ú òa, nắc nẻ…

– HS dựa vào ảnh minh họa để giải thích.

– HS chia nhóm 3, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ và đọc cho nhau nghe trong nhóm.

– Tiên

– Tiền bạc, chuối chiên, cô tiên, tiễn khách, hà tiện, tiện lợi, tiến bộ….

– Cồng chiêng, trống chiêng, miếng bánh, cái miệng, niềng răng, bay liệng….

– Gia đình em gồm những ai?

– Em thường chơi với ai trong gia đình mình?

– Mình xin giới thiệu về gia đình mình. Gia đình mình gồm….

HS nhận xét – chia sẻ nếu hs có hoàn cảnh đặc biệt.

– Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.

Leave a Comment