Giáo án bài Gõ cửa trái tim theo phương pháp mới sách kết nối tri thức

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 2 Gõ cửa trái tim (16 tiết) Công cha như núi thái sơn Nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra (ca dao việt nam)                                …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 2

Gõ cửa trái tim

(16 tiết)

Công cha như núi thái sơn

Nghĩ mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(ca dao việt nam)                               

I. Mục tiêu (học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

– tri thức ngữ văn (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ).

– vẻ đẹp của tình cảm gia đình qua ba văn bản

– biện pháp tu từ ẩn dụ.

2. Về năng lực:

– nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo cảu bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ

– nhận biết được ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ

– viết được đoạn vaưn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

– trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống

3. Về phẩm chất:

– nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống

Ii. Thiết bị dạy học và học liệu

– sgk, sgv.

– một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

– máy chiếu, máy tính

– giấy a1 hoặc bảng phụ để hs làm việc nhóm.

– phiếu học tập.

Iii. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: xác định vấn đề

A) mục tiêu: giúp hs

– kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

– khám phá tri thức ngữ văn.

B) nội dung:

Gv yêu cầu hs lắng nghe một trích đoạn văn bản trả lời câu hỏi phát vấn

Tôi kể chuyện nay chàng dế mèn

Tuổi trẻ xông pha ấy một phen

Ngờ đâu ngông cuồng và dại dột

Liên lụy đau lòng choắt thân quen…

C) sản phẩm: hs nêu/trình bày được

– thể loại của trích đoạn văn bản.

– tri thức ngữ văn (một số đặc điểm của thơ: thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung của thơ; yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ/ ẩn dụ).

D) tổ chức thực hiện:

B1: chuyển giao nhiệm vụ (gv)

– trình chiếu đoạn văn bản, yêu cầu hs quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:

? Đoạn trích trên khiên em nghĩ đến văn bản nào? Thể loại của trích đoạn có khác gì với văn bản em đã học?

– yêu cầu hs đọc tri thức ngữ văn trong sgk và trả lời câu hỏi:

? Em hãy kể tên một số bài thơ mà em biết?

? Thể loại thơ có những đặc điểm đặc trưng nào?

B2: thực hiện nhiệm vụ

Hs

– quan sát đoạn trích và suy nghĩ cá nhân.

– đọc phần tri thức ngữ văn và suy nghĩ cá nhân

Gv:

– hướng dẫn hs quan sát văn bản trích

B3: báo cáo thảo luận

Gv:

– yêu cầu hs trả lời

Hs:

– trả lời câu hỏi của gv.

– hs còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: kết luận, nhận định (gv)

– nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

– viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề

Leave a Comment