Kéo xuống để xem hoặc tải về!
( Chủ đề 8- loài vật em yêu- tiết 33)
– nhạc cụ
– thường thức âm nhạc: câu chuyện âm nhạc:
Bài hát về chú voi con
-vận dụng – sáng tạo: tìm những từ ẩn nấp
Trong ô chữ
I. Mục tiêu
– Hát đúng cao độ, trường độ bài Chú ếch con. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.
– Nghe và kể lại câu chuyện Bài hát về chú voi con theo hình ảnh minh hoạ.
– Chơi song loan, trống nhỏ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Chú ếch con.
– Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, thông qua hoạt động Vận dụng-Sáng tạo. Tìm được những từ ẩn nấp trong ô chữ.
– Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích.
II. CHUẨN BỊ
* Chuẩn bị của GV
– Đàn phím điện tử
– Kể diễn cảm câu chuyện Bài hát về chú voi con
– Video clip, file âm thanh của một số loài vật (Animal Sounds for children/Animal sounds for kids); bản nhạc (không lời) bài Chú voi con ở Bản Đôn.
– Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.
* Chuẩn bị của HS
– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’)
Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo bài hát: Tình bạn.
2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)
a) Nhạc cụ:
* Luyện tập tiết tấu:
– Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ:
+ GV chơi tiết tấu làm mẫu HS quan sát lắng nghe. Sau đó, GV hướng dẫn HS chơi tiết tấu tiết, vừa gõ nhạc cụ vừa đếm (1-2-3, 4-5-6-7-8)
1 2 3 4 5 6 7 8 –
Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn…
+ GV hướng dẫn tổ, nhóm, cá nhân luyện tập. GV sửa sai cho HS ( nếu có)
– Luyện tập tiết tấu bằng động tác tay chân: GV chơi tiết tấu làm mẫu HS quan sát, lắng nghe. Sau đó GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu.
* Ứng dụng đệm cho bài hát: Chú ếch con
– Đệm cho bài hát bằng nhạc cụ, động tác tay chân
+ GV làm mẫu vừa gõ đệm vừa hát, HS quan sát, lắng nghe.
+ GV cho HS vừa gõ đệm, vừa hát. GV có thể phân công nhóm A gõ đệm, nhóm B hát, sau đó đổi ngược lại.
+ GV hướng dẫn tổ nhóm, cá nhân luyện tập. GV sửa sai cho HS (nếu có)
– Đệm cho bài hát bằng động tác tay, chân (thực hiện tương tự các bước như trên)
GV nhận xét tuyên dương.
b) Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con (15 phút)
– GV kể (hoặc đọc) câu chuyện. Hết mỗi đoạn, GV cho học sinh nghe một nét nhạc (không lời) của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
– Sau khi học sinh nghe trọn vẹn câu chuyện, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao chú voi con được các em thiếu nhi yêu mến? Ai là tác giả bài hát Chú voi con ở Bản Đôn?
– GV hướng dẫn HS kể lại từng phần câu chuyện theo hình ảnh minh họa.
– GV cho HS nghe bài hát Chú voi con ở Bản Đôn kết hợp vận động (nếu còn thời gian)
GV nhận xét tuyên dương
c) Vận dụng – Sáng tạo: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ
– GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi; tự tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ (SGK ). Lấy chì đánh dấu vào từ tìm được, không khoanh bằng bút mực).
– GV hỏi HS tìm từ ẩn nấp, yêu cầu HS chỉ ra từ đó nằm ở cột nào, hàng nào?
– GV gọi 1 số cặp lên trình bày kết quả.
– GV nhận xét nhóm trình bày và đưa ra kết quả đúng là những từ: Chú ếch, cá rô, voi con
– GV nhận xét tuyên dương.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’)
– GV chốt lại yêu cầu của chủ đề bài học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động.
– Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
– HS thực hiện
– HS quan sát và luyện tập theo tiết tấu
– HS luyện tập
– HS thực hiện
– HS lắng nghe, thực hiện
– HS lắng nghe
– HS trả lời
– HS kể chuyện
– HS đứng tại chỗ vận động
– HS quan sát và thực hiện
– Hàng ngang số 2 , ô thứ 5 đến ô thứ 10: Voi con
Hàng dọc thứ 8 bên trái , ô thứ 3 đến ô thứ 8: Chú ếch
Hàng ngang thứ 9, ô thứ 4 đến ô thứ 7 : Cá rô.
– HS chú ý nghe
– HS nghe, ghi nhớ