Giáo án bài Hệ thống câu hỏi và bài tập thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 13 Hệ thống câu hỏi và bài tập  1. Nhận biết Câu 1. Nêu các thành phần cấu tạo của máu? Câu 2. Huyết tương có …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

13 Hệ thống câu hỏi và bài tập 

1. Nhận biết

Câu 1. Nêu các thành phần cấu tạo của máu?

Câu 2. Huyết tương có chức năng gì? Hồng cầu có chức năng gì?

Câu 3. Nêu thành phần cấu tạo của môi trường trong cơ thể? Vai trò?

Câu 4. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

Câu 5. Nêu khái niệm kháng nguyên, kháng thể? Tương tác  kháng nguyên, kháng thể theo cơ chế nào?

Câu 6. Sự thực bào là gì? Tế bào B chống lại vi khuẩn bằng cách nào?

Tế bào T đã phá hủy các tế bào nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?

Câu 7. Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch ? Kể tên ?

Câu 8. Sự đông máu có liên quan đến yếu tố nào của máu ? Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ?

Câu 9. Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu ?

Câu 10. Ở người có mấy nhóm máu ? Kể  tên ?

Câu 11. Nêu những nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ?

2. Thông hiểu

Câu 12. Vì sao máu có màu đỏ ?

Câu1 3. Khi cơ thể mất nước nhiều  ( tiêu chảy, lao động nặng,…) máu có lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không ?

Câu 14.Thành phần chất trong huyết tương( bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó ?

Câu  15. Biết trung bình ở người có 75ml máu/kg cơ thể. Hãy tính xem bản thân cơ thể em có bao nhiêu lít máu ?

Câu 16.  Vì sao khi bị rằm đâm vào tay, ban đầu chỗ bị thương sẽ sưng phồng lên. Sau 1 thời gian sẽ tự lành lại ?

Câu 17. Khi bị chảy máu, ta cầm máu bằng cách rịt bông vào chỗ bị chảy máu. Nêu tác dụng của bông băng trong trường hợp này ?

Câu 18. Nhóm máu nào có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu còn lại ? ( nhóm máu chuyên cho ? Nhóm máu nào có thể nhận máu từ tất cả các nhóm máu còn lại ? ( nhóm máu chuyên nhận) ? Giải thích ?

Câu 19. Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu ?

Câu 20. Vẽ sơ đồ đông máu ?

Câu 21. Khi nào máu có màu đỏ tươi, khi nào máu có màu đỏ thẫm ?

Câu 22. Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ?

3. Vận dụng

Câu 23. Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi lại có màu đỏ thẫm ?

Câu 24. Phân tích mối quan hệ các thành phần của môi trường trong cơ thể ?

Câu 25. Ở nước ta, trẻ em trong độ tuổi từ 1 -15 được khuyến khích đi tiêm vacxin phòng chống 1 số bệnh như uốn ván, viêm gan B,… Nếu đã được tiêm vacxin thì sẽ không mắc bệnh đó nữa.

Nêu cơ chế hình thành hệ miễn dịch từ tiêm vacxin ?

Tại sao ở 1 số vacxin cần có mũi nhắc lại ?

Câu 26. Vì sao trẻ em sau khi tiêm vacxin về có thể bị ốm sốt ?

Câu 27.  Vì sao người ta khuyên trẻ sơ sinh sau khi sinh ra nên bú mẹ ngay ?

Câu 28. Khi bị ốm nặng, bác sĩ thường cấp thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Thuốc kháng sinh có thành phần gì ? Vì sao giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh? Có nên thường xuyên uống kháng sinh liều cao hay không ?

Câu 29. Hồng cầu ở người có dạng hình đĩa lõm 2 mặt, tế bào hồng cầu không có nhân, bên trong có chứa Hb.

Cấu tạo của hồng cầu như vậy giúp gì cho nó thực hiện chức năng của mình ?

Câu 30. Khi ra chợ mua tiết về để nấu canh, ta thấy tiết ở dạng lỏng, nhưng khi cho thêm nước lạnh vào thì lập tức tiết đông thành cục. Giải thích hiện tượng này ?

Câu 31. Khi bị đỉa hút máu, sâu khi đã lấy đỉa khỏi cơ thể, chỗ bị đỉa hút vẫn bị chảy máu không cầm được. Giải thích ?

Câu 32. Vì sao máu có mùi tanh ?

Câu 33. Vì sao bà mẹ mang thai cần bổ sung viên sắt.

4.Vận dụng cao

Câu 34. Đại dịch AIDS – thảm họa của loài người.

AIDS gây tử vong cao ở người : 90% số người mắc AIDS bị chết sau 5 – 10 năm, AIDS phát triển nhanh chóng và rộng khắp. Trên thế giới :

Năm 1981 mới có vài chục bệnh nhân ở 1 số nước.

Năm 1991 đã có 10 triệu người bị nhiễm HIV ở  167/180 nước,…

Tính đến năm 2001, con số đã lên đến 40 triệu, trong đó có 2,8 triệu người bị nhiễm là dưới 15 tuổi.

AIDS là tên viết tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa tiếng Việt là « Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải »

Bằng hiểu biết thực tế, hãy nêu cơ chế gây bệnh của AIDS và giải thích vì sao lại có tên là Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.

Con đường lây truyền HIV/AIDS là gì ? Nêu cách phòng tránh HIV/AIDS ?

Câu 35. EBOLA-  đại dịch mới

Năm 2014 trên thế giới, đặc biệt ở các nước thuộc vùng Tây Phi xuất hiện 1 bệnh dịch mới do 1 loại virut mới gây nên, đó là đại dịch Ebola.

Đại dịch Ebola  bùng phát mạnh mẽ. Theo thống kê từ Bộ Y tế, tính đến nay, dịch bệnh do virus Ebola đã cướp đi mạng sống của gần 5.000 người trong tổng số gần 14.000 ca nhiễm bệnh.

Theo phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra của Bộ Y tế, các triệu chứng lâm sàng của bệnh Ebola trong thời gian ủ bệnh từ 2 – 21 ngày bao gồm: sốt cấp tính, đau đầu, mỏi cơ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy đau bụng và viêm kết mạc.

Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện phát ban. Ban đầu, ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban rát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.

Hãy nêu cơ chê gây bệnh của virut Ebola ?

Giải thích vì sao bệnh dịch này lại lây lan mạnh đến thế ?

Câu 36. Bệnh máu trắng(ung thư máu)

Bệnh máu trắng là 1 bệnh không hiếm gặp, ngay cả ở động vật cũng có thể mắc bệnh này, ở người, bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, tùy vào mức độ có thể chuyển từ mãn tính đến cấp tính.

Biểu hiện bệnh là hay ốm sốt, thường mắc bệnh vặt ; thường xuyên bị xuất huyết, tụ máu và khó tan ; khi bị chảy máu rất khó cầm máu ; thường xuyên khó thở, người mệt mỏi, uể oải, mặt tái nhợt.

Hãy cho biết nguyên nhân gây bệnh, giải thich vì sao bệnh nhân mắc bệnh máu trắng lại có những biểu hiện như trên ? Nêu phương pháp điều trị.

Câu 37. Hiến máu cứu người.

Hiện nay trong các bệnh viện lớn thường xuyên gặp phải tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt với các bệnh nhân lọc thận, ung thư máu nếu không thường xuyên được cung cấp máu sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, đặc biệt là các nạn nhân cần cấp cứu, nếu không có máu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Để bổ sung nguồn máu cho bệnh nhân, hằng năm cac bệnh viện đều phát động các chương trình hiến máu quy mô lớn. Tiêu biểu như Lễ hội xuân hồng, thường được tổ chức vào đầu năm,…

Khi đi hiến máu, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước, việc khám sàng lọc này để làm gì ?

Sau khi hiến máu, bác sĩ yêu cầu người đi hiến máu không được uống quá nhiều nước nếu không có thể gây xuất huyết dẫn đến tử vong. Giải thích ?

Có một số người sau khi hiến máu về sau 1 thời gian sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh và tăng cân. Vì sao có hiện tượng này ?

IV. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên:

– Các tranh ảnh trong SGK Sinh học 8/ Bài 13, 14, 15/ Trang 43 -> 50.

– Một số video về hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

–  Cập nhật thông tin về đại dịch AIDS, Ebola,…

–  Laptop, máy chiếu

2. Học sinh:

–  Đọc kĩ bài trước khi học.

– Chủ động tìm hiểu các kiến thức có liên quan ( hỏi người thân, tham khảo trên internet)

Leave a Comment