Giáo án bài hiện tượng bầu trời môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 4                                                                     TNXH TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI BÀI 31: hiện tượng bầu trời  (T2) I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: -Kiến thức: Mô …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 4                                                                     TNXH

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 31: hiện tượng bầu trời  (T2)

I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

-Kiến thức: Mô tả được một số hiện tượng thời tiết; nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.

-Kĩ năng: Sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

-Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

-Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

II/ CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video về các hiện tượng thời tiết như: nóng, lạnh, nắng, mưa, …

-Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; một vài trang phục như: khăn choàng, áo ấm, áo mưa; …

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1/ Khởi động và khám phá          

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung trong bài trước: Các em đã học về những hiện tượng thời tiết nào? Tại sao chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày? Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài tiết 2.          – Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.

2/Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học               

2.1. Hoạt động 1. Tập dự báo thời tiết    

* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, dự báo thời tiết và kĩ năng phát biểu trước đám đông.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh xem một đoạn clip có nội dung về một phát thanh viên đang trình bày dự báo thời tiết để các em tập làm theo.

– Giáo viên đính các tranh 1, 2 trang 130 sách học sinh lên bảng, yêu cầu các em quan sát tranh.

– Giáo viên mời lần lượt học sinh lên bảng đọc dự báo thời tiết ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo nội dung tranh mô tả.

– Giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để giới thiệu hình ảnh Tháp Rùa ở Hà Nội; hình ảnh chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.    – Học sinh xem một đoạn clip có nội dung về một phát thanh viên đang trình bày dự báo thời tiết để các em tập làm theo.

– Học sinh quan sát tranh.

– Học sinh lên bảng đọc dự báo thời tiết ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo nội dung tranh mô tả.

– Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.

2.2. Hoạt động 2. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết                

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên giới thiệu tranh ở cuối trang 130 sách học sinh, nêu câu hỏi giúp học sinh nhận biết các trang phục trong tranh.

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm: lựa chọn trang phục đi học khi trời nóng, khi trời lạnh.

– Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp.

– Giáo viên mở rộng thêm cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi: Em còn biết hiện tượng thời tiết nào khác nữa? Em sẽ chọn trang phục nào để phù hợp với hiện tượng thời tiết đó?

– Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm.     – Học sinh nhận biết các trang phục trong tranh.

– Học sinh thực hành theo nhóm: lựa chọn trang phục đi học khi trời nóng, khi trời lạnh.

– Các nhóm trình bày trước lớp: Khi trời nóng, học sinh mặc đồng phục (nam: áo sơ mi và quần sọt; nữ: áo cộc tay và váy) đi học. Khi trời lạnh, các em cần khoác thêm áo ấm hoặc áo len, đội mũ len và choàng khăn cổ.

– Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.

2.3. Hoạt động 3. Nhận xét hành vi          

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đưa ra nhận xét về thời tiết và cách chọn trang phục phù hợp.

* Cách tiến hành:            

a) Bước 1. Nhận xét hành vi:

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1, 2 trang 131 sách học sinh và thảo luận theo nội dung các câu hỏi: Em nhìn thấy thời tiết trong mỗi tranh như thế nào? Các bạn trong tranh đã sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết chưa? Vì sao?

 

b) Bước 2. Liên hệ bản thân:

– Giáo viên giúp học sinh liên hệ bản thân về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết thông qua các câu hỏi: Em nhận thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Trang phục em đang mặc có phù hợp không? Vì sao?

– Giáo viên kết luận: Em mặc trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.           

– Học sinh quan sát các tranh, thảo luận và trình bày: Tranh 1: Thời tiết gió mạnh, trời lạnh. Bạn nữ chỉ mặc một áo sơ mi cộc tay và váy, không khoác thêm áo ấm nên bạn bị lạnh, người co ro. Bạn mặc như vậy rất dễ bị cảm lạnh, không bảo vệ sức khoẻ. Tranh 2: Thời tiết nóng nực. Các bạn lại khoác thêm áo ấm nên bị nóng, chảy mồ hôi. Cách mặc trang phục như vậy không phù hợp.

– Học sinh liên hệ bản thân về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

– Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Thời tiết – Trang phục”.

3/ Hoạt động tiếp nối sau bài học             

– Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nhớ theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày và biết chuẩn bị trang phục đi học cho phù hợp để đảm bảo sức khoẻ. Ôn lại các kiến thức của chủ đề “Trái Đất và Bầu trời” để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.          – Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Leave a Comment