Giáo án bài hoa phượng môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tiết 1+2: Tiếng Việt §381+382: Bài 7 – HOA PHƯỢNG (T1 – 2 ) I MỤC TIÊU 1. Phát triển năng lực văn học, năng lực …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tiết 1+2: Tiếng Việt

§381+382: Bài 7 – HOA PHƯỢNG (T1 – 2 )

I MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ:

– Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời dụng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần, thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

– Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

2. Phát triển năng lực chung, NL giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề: khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi

3. Phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: tình yêu đối với thiên nhiên và nơi mình sinh sống,

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Hoa phượng; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (lẩn tấn, bừng, rừng rực cháy) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2, Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên         Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

Khởi động

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời các câu hỏi.

a. Tranh vẽ hoa gì ?

 b. Em biết gì về loài hoa này ?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Hoa phượng.             HS nhắc lại

 

 

 

+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác

 

2, Đọc

– GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chủ ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

-YC HS đọc từng dòng thơ

GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (Lím tái, lẫn, rừng rực, nở, lừa,…).

-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

 HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ,

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (lấm tấm: nở ít, xuất hiện rải rác trên cánh lá; bừng: ở đây có nghĩa là nở rộ, nở rất nhanh và nhiều; rừng rực cháy ở đây có nghĩa là hoa phượng như những ngọn lửa).

+ YCHS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ YC Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ.

-YCHS đọc cả bài thơ

+ YC Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.           

HS đọc dòng

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, đoạn, 2 lượt.

 

 

 

 

 

 

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

 HS đọc cả bài thơ

+1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ

3. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng xanh, lửa, cây

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tìm tiếng trong hoặc ngoài bài thơ cùng vần với các tiếng xanh, lửa, cây. HS viết những tiếng tìm được vào vở. – GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá, HS trình bày và bình    HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ về tìm tiếng trong hoặc ngoài bài thơ cùng vần với các tiếng xanh, lửa, cây

4. Trả lời câu hỏi

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

 a. Những câu thơ nào cho biết hoa phượng nở rất nhiều ?

b. Trong bài thơ, cây phượng được trồng đâu ?

 c. Theo bạn nhỏ, chị gió và mặt trời đã làm gì giúp cây phượng nở hoa ?

– GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giả, GV và HS thống nhất câu trả lời

 a, nghìn mắt lửa, một trời họa,…;

b, góc phố;

c. quạt cho cây, ủ lửa HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

 

5. Học thuộc lòng

– GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu, Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.

– GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoay che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoả che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. 

 

HS nhớ và đọc thuộc

6. Về một loài hoa và nói về bức tranh em vẽ

GV đưa ra một số bức tranh về loài hoa.

 GV giới thiệu khái quát về những loài hoa có trong tranh: tên gọi, màu sắc, hương thơm, thường nở vào mùa nào. Hãy cất những bức tranh trước khi đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh.

– GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh:

Tên loài hoa em định về là gi ?

Em thường thấy hoa được trồng ở đâu ?

Loài hoa ấy có màu gì?

Hoa có mấy cánh: Hoa ở từng bông hay chùm          HS vẽ loài hoa mình biết hoặc tưởng tượng vảo vở.

– HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét bài vẽ của nhau, 1- 2 HS nói trước lớp vẽ bức tranh minh về trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

7. Củng cố

GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh.

 – GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vẽ bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

– GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ về thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh để chuẩn bị cho bài học sau. GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số bài thơ về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS.  

 

HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

 

Leave a Comment