Giáo án bài hoạt động của lớp em môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 9 : HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP EM I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS: – Kể tên các hoạt động …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 9 : HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP EM

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS:

– Kể tên các hoạt động chính trong lớp học.

– Giữ gìn lớp học sạch , đẹp.

– Nêu được cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động của lớp học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

–  Tranh ảnh trong bài 9, hình ảnh hoặc đoạn phim ngắn về các hoạt động của lớp.

2. Học sinh

– SGK, VBT

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động:  Khởi động

– GV cho học sinh chơi trò “ Phóng viên nhí” với  câu hỏi “ Em thích những hoạt động nào trong lớp?”

– GV mở nhạc

-GV nhận xét.

– GV chốt, dẫn dắt vào bài 9 : Hoạt động của lớp em        

– HS tham gia trò chơi chia sẻ với bạn về hoạt động mình thích trong lớp học.

 

– HS cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình”.  HS hát, vỗ tay hoặc vận động theo nhạc

 

2. Hoạt động 1:  Các hoạt động chính trong lớp học

– GV dẫn dắt tạo hứng thú cho học sinh khi quan sát tranh: Cũng giống như các con, bạn An rất thích các giờ học trên lớp. Vậy các giờ học đó như thế nào ? Chúng ta cùng quan sát tranh và tìm hiểu nhé!

– GV lần lượt giới thiệu các tranh ở trang 40,41 SGK ( các tranh 1,2,3,4,5 ), yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: “ Lớp An có những hoạt động gì?”

 

– GV chốt ý , nhận xét.

– GV nêu câu hỏi : Em thấy An và các bạn khi tham gia các hoạt động thì có thái độ như thế nào ?               

 

– HS quan sát tranh và làm việc thảo luận theo nhóm đôi.

– HS trình bày

Tranh 1 : Hai bạn nhỏ đang thực hành đóng vai trước lớp, cô giáo và các bạn khác ngồi xem.

Tranh 2 : An và các bạn đang cắt giấy để trang trí bức tranh.

Tranh 3 :Hai bạn đang cùng nhau học tập ( thảo luận nhóm đôi với nhau ).

Tranh 4 :Cô giáo đang hướng dẫn An làm bài.

Tranh 5 : Các bạn đang học hát, thầy đang đàn và 2 bạn đang hát trước lớp.

– HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

– HS nêu : vui vẻ ( gương mặt các bạn tươi cười ), nghiêm túc, tập trung, không làm việc riêng…..

Nghỉ giữa tiết

– HS hoạt động và hát theo bài “Vỗ cái tay lên đi”.

– GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Trong lớp học nếu chúng ta không hoạt động thì lớp học có vui hay không ?  Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.

3. Hoạt động 2:  Hoạt động của lớp em

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để chia sẻ với các bạn trong nhóm về những hoạt động của lớp mình được tham gia.

– GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh hoạt động của lớp đã được ghi lại, cho HS xem và nhận xét về các hoạt động cũng như thái độ tham gia của các em

– GV gợi ý để HS nói lên cảm nhận của mình khi tham gia các hoạt động đó.

– GV liên hệ giáo dục HS:  hướng HS  yêu thích các hoạt động của lớp.

– GV đưa ra kết luận : Em cần tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

 

– HS hoạt động theo nhóm 4 và chia sẻ trong nhóm

– HS chia sẻ trước lớp.

4. Củng cố – dặn dò

– Nhận xét tiết học

– GV nêu câu hỏi để HS chuẩn bị trả lời cho tiết học sau: Tham gia tốt các hoạt động trong lớp giúp ích gì cho em ?              

– HS lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Trúc xanh” . Học sinh lựa chọn các câu hỏi để trả lời , ứng với mỗi câu hỏi sẽ mở được 1 góc của bức tranh. Bức tranh sau  khi trả lời các câu hỏi là bức tranh ở trang 42.

 

– GV nhận xét

– GV chốt , giới thiệu nội dung bài học : Hoạt động của lớp em    

– HS lắng nghe cách chơi

– HS trả lời các câu hỏi (khoảng 4 – 5 câu liên quan đến nội dung bài học của tiết 1).

Câu 1 : Trong lớp học có những ai ?

Câu 2 : Em học những môn học nào ?

Câu 3 : Em sử dụng các thiết bị và đồ dùng trong lớp  như thế nào ?

Câu 4 : Em nên có thái độ như thế nào khi tham gia các hoạt động của lớp ?

 

 2. Hoạt động 1: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp

– GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi : An và các bạn đang làm gì ?

 

– GV hỏi thêm :

+ Em cảm thấy lớp của bạn An như thế nào?

+ Vì sao lớp học của bạn An sạch sẽ, ngăn nắp?

– GV nhận xét, chốt: An và các bạn đang làm vệ sinh lớp học để lớp học được sạch sẽ. Vậy em nên làm gì để giữ lớp học của mình được sạch đẹp ?

– GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi

 

– GV nhận xét

– GV nêu câu hỏi: Khi lớp học sạch đẹp  em cảm thấy thế nào ?

– GV liên hệ giáo dục học sinh: luôn giữ vệ sinh lớp và trường sạch sẽ.

– GV đưa ra kết luận : Giữ gìn lớp học sạch đẹp giúp em học tập được tốt hơn.   

– HS quan sát tranh

 

Nghỉ giữa tiết

– HS hoạt động và hát theo bài  Trò chơi “ LẮC LƯ, LẮC LƯ ”.

– GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè. Vì vậy để giữ gìn lớp học chúng ta cần phải làm gì ?  Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.

3. Hoạt động 2 :Thực hành

– GV lần lượt giới thiệu bốn bức tranh trang 43 cho HS quan sát .

– GV nêu câu hỏi : Các bạn trong tranh đang làm gì ?

 

– GV chia nhóm ( nhóm 6 hoặc nhóm 8 ) cho HS lựa chọn việc thực hành

– GV chú ý quan sát đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia hoạt động thực hành.

– Sau khi HS đã thực hành xong, GV ổn định trật tự HS và nêu câu hỏi:

+ Sau các hoạt động các em vừa làm, em thấy cảm thấy lớp  mình như thế nào ?

– GV chốt, liên hệ giáo dục HS, đưa ra câu ghi nhớ : Chúng em cùng giữ gìn lớp học sạch đẹp.

– GV đưa ra các từ khóa : “ Học tập – Ngăn nắp – Sạch sẽ”.

               

– HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi :

Tranh 1 :Sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập ngay ngắn.

Tranh 2 :Sắp xếp sách ở kệ, tủ đựng sách

Tranh 3 :quét lớp

Tranh 4 : lau bảng

4. Hoạt động tiếp nối

– GV nêu yêu cầu : Các bạn hãy thường xuyên  thực hành việc làm nhằm giúp cho trường, lớp sạch đẹp và chia sẻ với bạn mình.   

– HS lắng nghe

5. Củng cố – dặn dò.

– GV nhận xét tiết học

– Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo, bài 10 : Ôn tập chủ đề trường học      

– HS lắng nghe

Leave a Comment