Giáo án bài Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 1 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925 I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau hi học bài này …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

1 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài

TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh

– Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng  Việt Nam.

– Hiểu  những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923  đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

– Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924  đến 1925 ở Trung Quốc  để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức  cho sự thành lập Đảng

– Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?

 GDMT:

+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).

+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.

GD tấm gương ĐĐ.HCM:

+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước

+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

– Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)

– Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm  về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người

– Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.

3. Phẩm chất:

 -Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên

.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.

   + Lược đồ: Nguyễn Ái  Quốc ra đi tìm đường cứu

 2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG     

a, Mục tiêu:  Thông qua hệ thống câu hỏi  tạo tình huống  giữa cái đã biết và chưa biết về hoạt động của NAQ  đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem  tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

thời gian 5 phút

c) Sản phẩm:  trả lời được nhân vật trong bức ảnh là Nguyễn Ái Quốc- tại đại hội Tua -1920

d) Tổ chức thực hiện:

– Chia lớp thành 4 đội

Có 4 câu hỏi để các đội trả lời. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ. Sau 10 giây các đội mới được giơ tín hiệu trả lời.Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm.

– Giáo viên cho xem  tranh ảnh trả lời các câu hỏi:

 1.Bác Hồ tên thật là gì? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê của Bác ở đâu?

2.Trong quá trình hoạt động cứu nước, Bác Hồ đã có rất nhiều tên gọi khác nhau. Em hãy nêu ít nhất 3 tên gọi của Bác mà em biết?

3. Gia đình Bác Hồ có mấy thành viên? Đọc rõ họ tên của từng người?

4. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Hướng đi của người là đến phương Đông hay phương Tây?

 – Dự kiến sản phẩm

1.Tên thật: Nguyễn Sinh Cung.

Sinh ngày: 19/05/1890.

Quê: Kim Liên, Nam Đàn, NghệAn

2. Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Tất Thành.  Nguyễn Ái Quốc. Văn Ba Hồ Chí Minh.

3. Bố: Nguyễn Sinh Sắc.

Mẹ: Hoàng Thị Loan.

Chị:Nguyễn Thị Thanh

Anh: Nguyễn Sinh Khiêm

Em: Nguyễn Sinh Xin.

4. – Ngày 5/6/1911.- Phương Tây.

* Tổ chức cho HS xe video về hành trình cứu nước của NGuyễn Ái Quốc

         Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: 

 Cuối TK XIX đầu TK XX CMVN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành. Nguyễn Ái Quốc khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối nhưng không đi theo con đường mà các chiến sĩ đương thời đã đi. Vậy Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường nào? Để hiểu rõ hơn ta vào bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)      

a) Mục tiêu: trình bày được hoạt động của  NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

– Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

-Thời gian: 15 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

      DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Chia thành nhóm cặp đôi.

 Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), và quan sát tranh ảnh thảo luận nhóm  và thực hiện các yêu cầu sau:

?Trong thời gian sinh sống tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào ? Ý nghĩa của các hoạt động đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở – linh hoạt)

? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất bọn đế quốc thắng trận đã làm gì ? (họp để phân chia quyền lợi).

? Tại hội nghị Véc Xai, Người đã làm gì ?  (gửi bản yêu sách)

? Nội dung bản yêu sách nói gì ? (đòi quyền tự do bình đẳng)

? Bản yêu sách không được chấp nhận nhưng việc làm đó có tác dụng gì ?  (Cả thế giới biết được nhân vật yêu nước họ Nguyễn)

? Để tìm hiểu về cách mạng tháng 10 Nga, Người đã làm gì ?

? Những sách báo của Lê Nin đã có tác dụng như thế nào đối với Người ?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

Chốt ý ghi bảng. Hướng dẫn cho HS lập bảng niên biểu

Hoàn thành phiếu  học tập

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

1919

1920

1921

1922

+ 18-6-1919 Nguyễn Ái Quốc gởi đến hội nghị Vec-xai bản yêu sách 8 điểm đòi tự quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của  dân tộc Việt Nam.

+ 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc của Lê-nin tỡm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: Con đường CM vô sản.

+ 12-1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập ĐCS Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động CM của Người từ chủ nghĩa yếu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Bỏ phiếu tán thành Quốc tế III

Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp

– 1921 Người sáng lập Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa

– 1922 Người ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp

=> Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

Năm 1919

– Gửi bản Yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Giúp Người hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và xác định rõ: muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, chỉ trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.

Năm 1920

-Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

-Tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đi theo con đường cách mạng vô sản.

Năm 1921

Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa; làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Tố cáo tội ác chủ nghĩa thực dân đế quốc nói chung, thực dân Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh giải phóng.

Năm 1922

Người ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp

 

 

Thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh

II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)

a) Mục tiêu: Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923  đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

– Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

-Thời gian: 5 phút

c) Sản phẩm : trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

      DỰ KIẾN SẢN PHẨM

– Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

? Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Liên Xô từ 1923-1924? Ý nghĩa của những hoạt động đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập hoàn thành sản phẩm vào bảng niên biểu

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

1923

1924

– Bước 3: Học sinh báo cáo hoạt động và kết quả.

– Học sinh lần lượt trình bày.

– Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

GDMT: Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

⇒ Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

– Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bịvề tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 

 – Sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc-cách mạng vô sản: Nguyễn Ái Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920-1924 Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

GV chốt ý  Hướng dẫn cho HS lập bảng niên biểu

+ 6-1923 Nguyễn Ái Quốc dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Người tham gia nghiên cứu, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.

+ 1924 dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản

Mục III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)

a) Mục tiêu: Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924  đến 1925 ở Trung Quốc  để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức  cho sự thành lập Đảng

b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

– Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

– Thời gian: 7 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên thể hiện phần nội dung bài học

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

      NỘI DUNG BÀI HỌC

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc SGK thảo luận nhóm 2 vấn đề

? Tại Trung Quốc Người đã có những hoạt động chủ yếu gì? Ý nghĩa của những hoạt động đó?

?Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập hoàn thành sản phẩm vào bảng niên biểu

Thời gian

Hoạt động

Ý nghĩa

1924

 

 

 

 

1925

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

– Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

– Đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, có hạt nhân là Cộng sản Đoàn: gồm có 7 đồng chí: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quang Đạt, Lâm Đức Thụ.

– Lúc đầu tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên gồm 90% là tiểu tư sản trí thức, chỉ có 10% là công nhân

– Báo Thanh niên và cuốn Đường Cách Mệnh được bí mật truyền về nước thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh

GV: Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có chủ trương “ Vô sản hoá” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, tổ chức và lónh đạo công nhân đấu tranh.

GV: giới thiệu với học sinh Hình 28

Leave a Comment