Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài 7: hoạt động ở trường em (TIẾT 2)
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động khởi động và khám phá
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chuyền bóng”
– GV phổ biến luật chơi: GV mở một bài hát, HS chuyền quả bóng cho nhau, khi nhạc dừng thì bạn đang giữ quả bóng sẽ nói tên một hoạt động ở trường. Nếu bạn nói được tên hoạt động thì sẽ đem lại cho tổ một bông hoa đẹp. Tổ nào đạt nhiều hoa nhất tổ đó sẽ thắng.
– GV trao đổi thêm với HS: Trò chơi Chuyền bóng có vui không? Vì sao?
– GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học HS lắng nghe
HS tham gia trò chơi
HS trả lời
HS lắng nghe
2/ Hoạt động 1: Một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ
– GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 34 và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
+ An và các bạn tham gia những trò chơi gì?
+ Trò chơi nào an toàn?
GV chốt ý: Trò chơi ở tranh số 1,2,3 là các trò chơi an toàn do các trò chơi này giúp các bạn rèn luyện thể chất, rèn sự khéo léo. Trò chơi ở các tranh 4,5 không an toàn vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
– GV yêu cầu HS liên hệ bản thân:
+ Kể tên các trò chơi an toàn mà em đã tham gia ở trường?
– GV gợi ý và giúp HS biết một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi phù hợp, an toàn. GV kết hợp giáo dục HS biết quan tâm, hòa nhã với bạn bè.
*Kết luận: Cần lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn, phù hợp ở trường.
HS quan sát tranh trang 34
HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
Đại diện nhóm trình bày:
+ An và các bạn tham gia các trò chơi: Nhảy lò cò, đá cầu, nhảy dây, trèo cây, chạy giỡn trên cầu thang
+ Trò chơi nhảy lò cò, đá cầu, nhảy dây là an toàn
-HS nhận xét
HS lắng nghe
– HS kể các hoạt động đã tham gia
Chơi bóng rổ, chơi cầu lông, bơi lội…
-HS lắng nghe
3/ Hoạt động 2: Sử dụng cẩn thận, bảo quản đúng cách các đồ dùng, thiết bị của trường học.
Bước 1:
-GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 35 và tìm hiểu:
+ An và các bạn sử dụng và giữ gìn các đồ dùng, thiết bị trong trường như thế nào?
GV nhận xét
– GV hỏi HS: Vì sao các bạn trong tranh lại làm như vậy?
– GV kết luận: Đây là những việc làm cần thiết để bảo quản đồ dùng, thiết bị của trường học.
Bước 2:
– GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi:
Em bảo quản đồ dùng, thiết bị trong trường như thế nào?
-GV nhận xét
*GV có thể gợi ý cho HS nêu cách sử dụng, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị cụ thể như máy vi tính, bảng lớp, bảng nhóm, thẻ từ, tranh ảnh…
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân :
+ Kể tên một việc em đã làm để giữ gìn đồ dùn, thiết bị trong trường?
– GV nhận xét và rút ra kết luận
* Kết luận: Em cần giữ gìn và sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.
– HS quan sát tranh
– HS trả lời câu hỏi:
Tranh 1: Các bạn lấy và xếp lại sách ngay ngắn, cẩn thận trước và sau khi đọc sách ở thư viện.
Tranh 2: Một bạn nữ khóa vòi nước sau khi dùng
Tranh 3: An và các bạn nhắc nhở nhau tắt máy tính sau giờ học môn tin học
-HS nhận xét
– Để bảo quản, giữ gìn đồ dùng, trang thiết bị của trường.
HS lắng nghe
– HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi
– Đại diện nhóm trình bày
+ Em sử dụng xong cất vào vị trí cũ
+ Không nghịch phá đồ dùng, sử dụng cẩn thận…
– HS nhận xét
Một số em trình bày trước lớp:
+Tắt vòi nước sau khi rửa tay xong
+Cất truyện sau khi đọc
+Cùng tham gia dọn vệ sinh lớp học
-HS nhận xét
-HS tập đọc các từ khóa của bài “ Học tập- Vui chơi- Giữ gìn”
4/ Củng cố – Dặn dò
– GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi : “Thi nói nhanh”
– GV yêu cầu HS ghép thành các nhóm 2, kể cho bạn nghe về cách sử dụng đồ dùng, thiết bị trong hoạt động ở trường mà em đã sử dụng.
– GV mời các nhóm lên kể trước lớp.
– GV giáo dục HS thông qua trò chơi.
– GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: Chuẩn bị bài 8: Lớp học của em
-HS lắng nghe
-HS họp nhóm 2
-Nhóm lên kể trước lớp
– HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.
-HS lắng nghe GV dặn dò