Kéo xuống để xem hoặc tải về!
11
Hồi trống Cổ thành
(Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (HS tự học)
I. Mức độ cần đạt
TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa: nắm được thời điểm ra đời, thể loại tiểu thuyết chương hồi, giá trị của tác phẩm; vị trí và tóm tắt được đoạn trích. Đ1
2 Phân tích các giá trị nội dung và các đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết chương hồi và đặc sắc nghê thuật của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. Đ2
3 Phát hiện và phân tích được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ đoạn trích. Đ3
4 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về các nhân vật, đoạn trích. Đ4
5 Đọc mở rộng các đoạn trích khác trong Tam quốc diễn nghĩa và các tài liệu liên quan.
Đ5
6 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp N1
7 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi NG1
8 Biết cảm nhận, triển khai thành một bài viết (nghị luận văn học) về hình tượng các nhân vật hoặc đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề rút ra từ đoạn trích V1
Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
9 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý. TC-TH
10 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. GT- HT
11 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm
11 Hướng đến lỗi sống tốt đẹp, quý trọng tình nghĩa.
NA
12 Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
TN
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…
2.Học liệu:
*Giáo viên:
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
*Học sinh:
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(7 phút) Đ1 Xem trích đoạn phim “Tam quốc diên nghĩa”; xem tranh ảnh đoán tên nhân vật; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Đàm thoại gợi mở
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(20 phút) Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản
1.Các nhân vật
2. Ý nghĩa của tiếng trống Cổ Thành.
III. Tổng kết Đàm thoại gợi mở
Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Kĩ thuật làm việc nhóm GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS.
Hoạt động
Luyện tập
(10 phút) Đ3, Đ4, TCTH Thực hành bài tập đọc hiểu. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và HDC
Hoạt động Vận dụng
(5 phút) Đ5; Đ4,
NA Liên hệ thực tế:
Từ nhân vật Trương Phi trong đoạn trích, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của sự tức giận.
Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
Hoạt động
Mở rộng
(3 phút) V1, TC- TH + Vẽ sơ đồ tư duy về tác phẩm.
+ Đọc thêm một số đoạn về tiểu thuyết hoặc xem thêm một số trích đoạn của bộ phim Tam quốc diễn nghĩa.
Dạy học giải quyết vấn đề; Kĩ thuật phòng tranh Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.
GV và HS đánh giá
A. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Đ1
+ Nhìn hình đoán các nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa
+ Nhận xét không khí chiến trận trong phim Tam quốc chí.
Kết nối với việc tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b.Nội dung: GV chiếu một số tranh ảnh về bộ phim Tam quốc diễn nghĩa.
HS nhìn hình đoán nhân vật.
-Phương tiện: Máy chiếu.
-Phương pháp, kĩ thuật: tư duy nhanh, trình bày một phút.
c.Sản phẩm: Phim Tam quốc, nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường, Tào Tháo…
d.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV HĐ của HS
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
– GV giao nhiệm vụ: + Dặn HS về nhà xem tranh ảnh, xem một đoạn phim Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí
+ Nhìn hình đoán các nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa
+ Nhận xét không khí chiến trận trong phim Tam quốc .
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Nếu thơ Đường là thời kì hoàng kim của thơ Trung Quốc thì thời Minh Thanh lại phát triển rực rỡ tiểu thuyết chương hồi. Chúng ta không quên bộ tứ thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân. Giờ đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu cuộc gặp gỡ đầy kịch tính giữa Trương Phi và Quan Công trong trích đoạn Hồi Trống Cổ Thành thuộc Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
Những nét cơ bản về tác giả La Quán Trung và tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
b.Nội dung: HS làm vuệc cá nhân, hoạt động nhóm để làm nổi bật những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
c.Sản phẩm:
1. Tác giả La Quán Trung(1330-1400):
– Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân.
– Quê: Thái Nguyên (Sơn Tây- Trung Quốc).
– Con người: tính cách cô độc, lẻ loi, thích ngao du.
– Viết nhiều tiểu thuyết dã sử.
2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa:
– Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm:
+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian đế sáng tạo.
+ Đến đời Thanh (1644-1911), Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh lí, viết các lời bình thành 120 hồi lưu truyền đến ngày nay.
– Tóm tắt:(sgk).
– Giá trị:
+ Có giá trị lịch sử, quân sự.
+ Giá trị nội dung:
. Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ
. Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.
. Tư tưởng ủng Lưu phản Tào.
+ Giá trị nghệ thuật:
. Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).
.Xây dựng các nhân vật đặc sắc.
. Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,…)
. Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú.
3. Đoạn trích:
– Vị trí đoạn trích:
+Thuộc hồi 28 của tác phẩm.
+ Có tiêu đề là hai câu thơ: Chém Sái Dương anh em hòa giải – Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.
– Tóm tắt đoạn trích:
-Bố cục: 2 phần.
P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.
P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.
d.Các bước tiến hành.
Hoạt động của GV HĐ của HS
– GV giao nhiệm vụ:
Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk.
– Nêu vài nét về tác giả La Quán Trung?
– Nêu nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm?
– Các giá trị của tác phẩm?
– Tóm tắt đoạn trích.
– Đánh giá sản phẩm. – HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ: Tìm hiểu các nhân vật.
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT
HS làm nổi bật hai nét tính cách đối lập của Lưu Bị và Tào Tháo.
b.Nội dung: HS làm việc cá nhân và hoạt động nhóm để tạo ra sản phẩm về sự đối lập củ các nhân vật.
c. Sản phẩm.
1. Nhân vật Trương Phi:
Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy ; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung
Tính cách này được thể hiện:
+ Cứ một mực đòi giết Quan Công (phụ nghĩa)
+ Không nghe lời phân trần của mọi người
+ Mắng Quan Công , đưa ra điều kiện thử thách
+ Thẳng tay đánh trống.
Việc Sái Dương xuất hiện: chi tiết sắp đặt mâu thuẩn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết.
– Chi tiết cuối đoạn trích: hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công : thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.
2. Nhân vật Quan Công:
– Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian" ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.
– Biểu hiện cụ thể:
+ Hốt hoảng trước cách xử xự của Trương Phi .
+ Nhún mình thanh minh
+ Cầu cứu hai chị dâu
+ Chấp nhận điều kiện minh oan.
– Chi tiết chém đầu Sái Dương: cách minh oan anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách.
Cửa quan thứ sáu “của quan tình cảm” mà Quan Công phải vượt qua.
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
HĐ của HS
– GV giao nhiệm vụ:
Qua hiểu biết về tác phẩm và đọc đoạn trích, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật Trương Phi?
GV yêu cầu HS chỉ ra những chi tiết chứng minh cho nét tính cách này bằng cách đặt câu hỏi gợi ý:
+ Tìm chi tiết miêu tả thái độ và hành động Trương Phi khi nghe tin và đến gặp Quan Công ?
+ Vì sao Trương Phi lại có những cử chỉ và hành động như vậy?
+ Việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì ? Đây là chi tiết tình cờ, ngẫu nhiên hay có sự xếp đặt của tác giả? (HS khá)
+ Chi tiết cuối đoạn trích: Phi nghe chuyện, khóc, lạy Quan Công nói lên điều gi?
* Bước 2: Tìm hiểu nhân vật Quan Công:
Trước thái độ và hành động của Trương Phi, Quan Công đã phản ứng như thế nào?
Chi tiết chém đầu Sái Dương nói lên điều gì?
Vì sau đây là cửa quan thứ sáu, viên tướng thứ bảy đặc biệt mà Quan Công phải vượt qua? (HS khá)
– Đánh giá sản phẩm.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
(Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề).
HĐ: tìm hiểu ý nghĩa hồi trống Cổ Thành.
a.Mục tiêu: Thấy được ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành.
b.Nội dung: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi về ý nghĩa hồi trống Cổ Thành.
c. Sản phẩm:
Âm vang hồi trống Cổ Thành:
– Hồi trống giải nghi với Trương Phi
– Hồi trống minh oan cho Quan Công .
Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.
Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng.
Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt.
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ của HS
– GV giao nhiệm vụ:
Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành? Có thể bỏ chi tiết hồi trống được không? Vì sao?
Nhấn mạnh: Đó là hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào, hội tụ của anh hùng. Cuộc hội ngộ không có rượu, hoa, chỉ có hồi trống trận. Hồi trống trận vang lên gấp gáp như một thử thách cái đức và cái tài. Có đức mà không có tài thì cũng vô dụng, có tài mà không có đức thì dễ lạc đường.
– Đánh giá sản phẩm.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ tổng kết văn bản.
a.Mục tiêu: HS rút ra những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
b.Nội dung: HS tư duy, tham khảo phần ghi nhớ để trả lời câu hỏi về việc tổng kết văn bản.
c. Sản phẩm:
1) Nghệ thuật
– Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
– Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
2) Ý nghĩa văn bản
Đề cao lòng trung nghĩa.
d.Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV HĐ của HS
– GV giao nhiệm vụ:
+Đặc sắc nghệ thuật và nội dung đoạn trích?
+Đoạn trích là một vở kịch ngắn, sôi nổi, sinh động, mang ý vị chiến trận đậm đà.
Gọi HS đọc “ghi nhớ”. (SGK tr )
– Đánh giá sản phẩm.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HĐ 3.LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, TCTH
HS vận dụng kiến thức về lí thuyết đã học để giải quyết bài tập khi học xong văn bản.
b. Nội dung: HS làm các bài tập.
Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hôm ấy, Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi, ………………
Trương Phi nói:
– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày.
( Trích Hồi trống Cổ Thành, SGK Ngữ văn 10,Trang 76,Tập II, NXBGD 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
2/ Xác định các động từ liên quan đến nhân vật Trương Phi trong đoạn: Phi nghe xong…chạy lại đâm Quan Công.Nêu hiệu quả nghệ thuật của những động từ đó.
3/Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
4/ Qua văn bản, anh (chị) thấy Trương Phi có tính cách như thế nào ?
c.Sản phẩm:
1/Nội dung chính của văn bản: kể về việc Trương Phi đón Quan Công ở Cổ Thành sau thời gian xa cách
– Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
2/ Đoạn: Phi nghe xong…chạy lại đâm Quan Công có 12 động từ: nghe, mặc, vác, lên, dẫn, đi tắt, trợn, vểnh, hò thét, múa , chaỵ, đâm .
Hiệu quả nghệ thuật của những động từ đó: 12 động từ thể hiện 12 hành động liên tiếp trong im lặng mà sôi sục bão táp bên trong, khiến nhịp văn nhanh, mạnh, gấp gáp, tạo nên ý vị hấp dẫn đặc biệt của truyện Tam Quốc. Qua đó, thể hiện tính cách cương trực, ngay thẳng của nhân vật Trương Phi.
3/ Câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công sử dụng các biện pháp tu từ sau:
-Biện pháp tu từ so sánh: hò thét như sấm
-Biện pháp tu từ liệt kê: mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm
Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ: làm tăng tính gợi hình, cụ thể hoá những hành động của Trương Phi, qua đó nhấn mạnh thái độ tức giận vì nghe Quan Công không còn trung tín, phản bội lời thề bỏ anh theo Tào Tháo, phụ nghĩa vườn đào.
4/ Trương Phi có tính cách:
-Là người nóng nảy nổi tiếng đến mức trở thành thành ngữ “Nóng như Trương Phi” : Nghe Tôn Càn vào báo tin bèn kéo quân ra cổng thành, không hỏi han gì mà lập tức “đâm ngay Quan Công”.
-Là người ngay thẳng, cương trực, không chấp nhận sự giả dối, quanh co, không khoan nhượng với cái xấu : Trương Phi không hiểu rõ tình cảnh Quan Công nên kết tội anh mình. Với Trương Phi, việc hàng Tào của Quan Công là biểu hiện của sự phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ của HS
-GV giao nhiệm vụ:
Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hôm ấy, Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi, ………………
Trương Phi nói:
– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày.
( Trích Hồi trống Cổ Thành, SGK Ngữ văn 10,Trang 76,Tập II, NXBGD 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
2/ Xác định các động từ liên quan đến nhân vật Trương Phi trong đoạn: Phi nghe xong…chạy lại đâm Quan Công.Nêu hiệu quả nghệ thuật của những động từ đó.
3/Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
4/ Qua văn bản, anh (chị) thấy Trương Phi có tính cách như thế nào ?
– Nhận xét, cho điểm
– HS thực hiện nhiệm vụ.
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
a.Mục tiêu: Đ5; Đ4, NA
HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao.
b.Nội dung: HS liên hệ thực tế cuộc sống ngày nay.
Từ nhân vật Trương Phi trong đoạn trích, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của sự tức giận.
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS bằng lời nói theo phương thức nghị luận.
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ của con người để lại những hậu quả không tốt.
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: Sự giận dữ là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh. Biểu hiện như sự nóng nảy của Trương Phi khi nghe tin Quan Công từ chỗ Tào Tháo trở về, cứ nghĩ Quan Công đã hàng Tào , là phản bội…
+ Tác hại của sự giận dữ: tổn hại sức khoẻ và tổn thương tinh thần của cả 2 phía, đặc biệt là người bị giận dữ có khi phải trả giá bằng mạng sống vì một lí do không chính đáng; người giận dữ làm cho người khác bị tổn thương, bị xúc phạm danh dự. Mọi người sẽ xa lánh người có tính nóng nảy. Mọi mối quan hệ xã hội bị phá vỡ…
+ Nguyên nhân: xuất phát từ bản thân người giận dữ không biết kìm chế cảm xúc. Họ coi cái tôi của mình quá lớn. Họ mất tỉnh tảo, không biết lẽ phải, đúng sai, bất chấp hậu quả sẽ xảy ra.
– Câu kết đoạn: Biện pháp khắc phục, bài học: rèn luyện kĩ năng kìm chế cảm xúc; sống hoà đồng, yêu thương; biết lắng nghe, thấu hiểu người khác…
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ của HS
-GV giao nhiệm vụ:
Từ nhân vật Trương Phi trong đoạn trích, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của sự tức giận.
– Đánh giá sản phầm.
– HS thực hiện nhiệm vụ.
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a.Mục tiêu: Đ5, TC-TH
HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết của mình sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành.
b.Nội dung: HS vẽ sơ đồ tư duy về tác phẩm.
– Xem thêm một số đoạn về tiểu thuyết hoặc bộ phim Tam quốc diễn nghĩa.
c.Sản phẩm: sơ đồ tư duy do HS thiết kế.
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV HĐ của HS
– GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Tìm xem bộ tiểu thuyết và bộ phim Tam quốc diễn nghĩa
– Đánh giá sản phẩm. – HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà
– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
(NL tự học)
IV.Tài liệu tham khảo
– Giáo trình Văn học Trung Quốc.
– Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10.
– Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy