Giáo án bài iên yên tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 3: IÊN YÊN (tiết 5-6, sách học sinh, trang 164-165)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Quan sát tranh …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 3: IÊN YÊN (tiết 5-6, sách học sinh, trang 164-165)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iên, yên (biển cả, bờ biển,đèn điện, chim yến, yên xe, bình yên).

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iên, yên; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đôi kết hợp âm cuối/-k/ (-c), đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới.Viết được các vần iên, yênvà các tiếng, từ ngữ có các vần iên, yên.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.Tập đọc bằng mắt, tăng tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học;cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi có liên quan đến chủ điểm Ước mơ thông qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ chữ iên, yên(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (biển cả, bờ biển,đèn điện, chim yến, yên xe); tranh chủ đề; bảng phụ.

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

Giáo viên tổ chức trò chơi “Thỏ con đi chợ”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần iêt, uôt, ươt.

2. Dạy bài mới (27-30 phút):

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.1. Khởi động (4-5 phút):

* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iên, yên.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.      

– Học sinh mở sách học sinh trang 164.

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có vầniên, yên.

 

– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vầniên, yên đã tìm được.

– Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa vầniên, yên).

 

– Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.

– Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.      – Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần iên, yênnhư: biển cả, bờ biển,đèn điện, chim yến, yên xe, bình yên.

– Học sinh nêu các tiếng có vần iên, yênđã tìm được: biển, điện, yến.

– Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vầniên, yên. Từ đó, học sinh phát hiện ra iên, yên.

– Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.

2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):

* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iên, yên; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đôi kết hợp âm cuối/-k/ (-c), đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới. Viết được các vần iên, yênvà các tiếng, từ ngữ có các vần iên, yên.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

a. Nhận diện vần mới:

a.1. Nhận diện vầniên:

– Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ có vần iên.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vầnvần iên.

a.2. Nhận diện vầnyên:

Tiến hành tương tự như vần iên. Giáo viêngiải thích: khác ở điểm i ngắn và y dài.

a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần iên, yên:

– Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh các vần iên, yên.

b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “n”.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích tiếng đại diện:biển.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần tiếng “biển” theo mô hình.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần thêm tiếng khác, ví dụ:yến.

c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa;

c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá biển:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ biển.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa điều.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa biển.

c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá chim yến:

Tiến hành tương tự như từ khóa biển.  

 

– Học sinh quan sát vàphát phân tích vần iên: gồm âm i, êvà âm n, âm iđứng trước, âm êđứng giữa, âm nđứng cuối.

– Học sinh đọc vần iên: i-ê-n-iên.

– Học sinhnêu điểm giống nhau giữa các vần iên, yên (đều có âm nđứng cuối vần).

 

– Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “n”.

– Học sinh quan sát, phân tích tiếng biển(âm bvà vần iên, thanh hỏi).

– Học sinh đánh vần: bờ-iên-biên-hỏi-biển.

 

– Học sinh đánh vần: y-ê-n-yên-sắc-yến.

– Học sinh xem tranh biển, phát hiện tiếng khóa biểnvà vần iên trong tiếng khóa biển.

– Học sinh đánh vần: bờ-iên-biên-hỏi-biển.

– Học sinh đọc: biển.

d. Tập viết:

d.1. Viết vào bảng coniên, biển, yên, chim yến:

– Viết vầniên:

Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầniên(gồm âm iđứng trước, âm êđứng giữa, âm nđứng cuối).

 Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầniên.

– Học sinhdùng ngón trỏ viết vầniên lên không khí, lên mặt bàn.

– Học sinh viết chữ iên vào bảng con.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.

– Viết từbiển:

Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ biển(chữ bđứng trước, vần iênđứng sau, dấu ghi thanh hỏiđặt trên chữ ê).

– Viếtyên, chim yến:

Tiến hành tương tự như viết iên, biển.

d.2. Viết vào vở tập viết:

– Giáo viên yêu cầu học sinh viết iên, biển, yên, chim yếnvào vở Tập viết.

– Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.

               

– Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ biển.

– Học sinh viết từbiểnvào bảng con.

– Học sinh viết iên, biển, yên, chim yến.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):

* Mục tiêu: Học sinh đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học. Tập đọc bằng mắt, tăng tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng:     

– Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa iên, yên.

– Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa iên, yên.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ bóng điệnhoặc yên xe, thư viện, thiếu niên.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần iên, yên bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần iên, yênvà đặt câu.               – Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa iên, yên (bóng điện, yên xe, thư viện, thiếu niên).

– Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: bóng điện, yên xe, thư viện, thiếu niên.

– Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:bóng điện, yên xe, thư viện, thiếu niên.

– Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.

– Học sinh tìm thêm vần iên, yênbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.

– Học sinh nêu, ví dụ: kiển, khiến, bình yên, yên ả, … và đặt câu.

b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:

– Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng đoạn ứng dụng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng: Nêu tên bài đọc. Người mang lại đèn điện, xe điện cho con người là ai?

– Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.

– Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài ứng dụng.

– Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng đoạn ứng dụng.

– Học sinh trả lờivà hiểu được nghĩa của đoạn ứng dụng.

3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):

* Mục tiêu: Học sinh cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi có liên quan đến chủ điểm Ước mơ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu lệnh.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi để gợi ý nội dung tranh: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?

– Giáo viên hướng dẫn học sinhxác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh: Học sinh 1 nói từ hoặc cụm từ có hai tiếng trở lên, học sinh 2 nói nối đuôi có từ, cụm từ bắt đầu bằng tiếng cuối của cụm từ mà học sinh 1 đã nói, cứ như thế cho đến hết

.               – Học sinh đọc câu lệnh: Từ gì.

– Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.

– Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi có liên quan đến chủ điểm Ước mơ.

– Học sinh chơi trò chơi nói nối đuôi (nhóm, trước lớp):đèn điện  điện sáng  sáng chế  chế tạo  tạo thành  thành công  công trình,…; yên xe  xe máy  máy bay  bay vào vũ trụ,…

4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

a. Củng cố:

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại iên, yên.

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

– Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có iên, yên; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.

– Học sinh chuẩn bị bài: uôn, ươn, yết.

Leave a Comment