Giáo án bài Kể chuyện “chiếc rễ đa tròn” môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Kể chuyện “chiếc rễ đa tròn” (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Dựa vào tranh, kể lại được tùng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Kể chuyện “chiếc rễ đa tròn”

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Dựa vào tranh, kể lại được tùng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. Hiểu và nói được về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của Bác Hồ với mồi vật xung quanh.

–           Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

–           Chăm chú nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Hiểu diễn biến của câu chuyện; biết bày tỏ cảm xúc qua giọng kể, thê hiện thái độ, tình cảm của các nhân vật trong câu chuyện và tình cảm của người kể chuyện.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập kể lại từng đoạn của câu chuyện Chiếc rễ đa tròn: hiểu và nói được về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn theo tranh (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nói tóm tắt nội dung từng tranh; kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

b. Cách tiến hành:

– GV chiếu 3 tranh minh hoạ lên bảng nêu yêu cầu của bài tập, cả lớp quan sát tranh:

– GV chi từng hình, mời 1 HS khá, giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh.

– GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS, phân công mỗi HS kể chuyện 1 tranh.

– GV mời một số nhóm (3 HS) tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện (Khuyến khích HS kể chuyện tự nhiên, không nhất thiết phải kể đúng từng câu, từng chữ trong SGK).

– Cả lớp và GV nhận xét: về nội dung lời kể, giọng kể to, rõ, hợp tác kể kịp lượt lời, lời kể tự' nhiên, sinh động.

– GV mời 2 HS thi kể đoạn 2-3 của câu chuyện theo lời chú cần vụ. .

– Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện đúng nội dung, đúng vai, biểu cảm. GV khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

Hoạt động 2: Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, với mỗi vật xung quanh

a. Mục tiêu: Dựa vào câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, HS đặt 1-2 câu về: tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi; về tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xunh quanh.

b. Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu của câu hỏi: Dựa vào câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, đặt 1-2 câu về:

a. Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi

b. Tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xunh quanh.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, tiếp nối nhau đặt các câu văn.

– GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét, đánh giá.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS quan sát 3 tranh.

– HS trả lời:

• Tranh 1: Chú cần vụ nghe lời Bác, xới đất để vùi chiếc rễ đa.

• Tranh 2: Bác Hồ hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ thành vòng tròn, đóng hai cái cọc xuống đất, buộc chiếc rễ tựa nó vào hai cái cọc, rồi mới vùi 2 đầu rễ xuống đất.

• Tranh 3: Rễ cây bén đất, nhiều năm sau, lớn lên thành cây đa con có vòng lá tròn, thiếu nhi rất thích chui qua chui lại vòng lá ấy.

– HS kể đoạn 2-3:

Nghe lời Bác, tôi xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo tôi phải cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, sau đó buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao phủi làm như thế. Bác cười, bảo: “Rồi chú sẽ biết. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã bén đất và trở thành cây đa con ó vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng rất thích chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, tôi mới hiểu vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Bác thật yêu thương thiếu nhi.

– HS trả lời:

+ Về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Hồ muốn quan tâm đến thiếu nhi. / Bác Hồ luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi. / Bác Hồ làm gì cũng nghĩ đến thiếu nhi. / Bác Hồ trông cái rễ cây cũng nghĩ cách uốn cái rễ hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. / … 

+ Về tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh: Bác Hồ thương cây cối, thương chiếc rễ đa, muốn trồng cái rễ xuống đất cho nó sống lại. / Bác yêu thương mọi người, mọi vật. / Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muôn trồng cho rễ mọc thành cây. / …

Leave a Comment