Giáo án bài kể chuyện tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file CHỦ ĐỀ 15: sinh nhật KỂ CHUYỆN (tiết 12 – sách học sinh trang 159)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

CHỦ ĐỀ 15: sinh nhật

KỂ CHUYỆN (tiết 12 – sách học sinh trang 159)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được truyện “Sinh nhật đáng nhớ của mèo con”.

2. Kĩ năng: Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh hoạ.Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi dưới tranh.Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với nhân vật.

4. Năng lực: Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

5. Phẩm chất: Biết tôn trọng bố mẹ, bạn bè; biết chúc mừng, nói và đáp lời chúc mừng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện phóng to; mặt nạ mèo con, mèo mẹ, gấu, thỏ, sóc để dùng cho kể phân vai.

                2. Học sinh: Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

Giáo viên gọi vài học sinh thực hiện các yêu cầu: Nhắc lại cách kể chuyện đã học trong tuần trước (ví dụ: sử dụng âm lượng, đánh giá nhân vật bằng hình ảnh); tên câu chuyện đã học ở tuần trước là gì? Câu chuyện kể về những ai? Em thích nhân vật/ tình tiết nào nhất? Vì sao?

2. Luyện tập kể chuyện (20-25 phút):

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.1. Luyện tập nghe và nói (8-10 phút):

* Mục tiêu: Học sinh phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh minh hoạ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên treo tranh minh họa truyện “Sinh nhật đáng nhớ của mèo con”.

– Giáo viên giới thiệu cách ghi nhớ trật tự diễn biến của câu chuyện dựa vào một số chỉ dẫn như số thứ tự của tranh minh hoạ, từ ngữ chỉ trật tự diễn biến có trong câu chuyện như đầu tiên, lúc đầu, ban đầu; sau đó, tiếp đến; cuối cùng, kết quả,…

– Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn tên truyện Sinh nhật đáng nhớ của mèo con.

– Giáo viên nêu các câu hỏi kích thích phỏng đoán nội dung câu chuyện: Trong các bức tranh có những con vật nào? Những con vật nào xuất hiện nhiều? Câu chuyện diễn ra ở đâu? Chuyện gì xảy ra trong ngày sinh nhật mèo con? Câu chuyện kết thúc thế nào?

– Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh họa, phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý.

– Giáo viên dùng tên truyện và tranh minh hoạ để giới thiệu bài mới.       – Học sinh quan sát tranh.

 

– Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn.

– Học sinh đánh vần và đọc trơn tên truyện Sinh nhật đáng nhớ của mèo con.

– Học sinh phỏng đoán nội dung câu chuyện.

– Học sinh thảo luận cặp đôi với bạn cùng trả lời các câu hỏi và bàn về nội dung câu chuyện.

– Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học.

Nghỉ giữa tiết

2.2. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện (12-15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh; trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện nhóm, cá nhân.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên treo tranh và kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện.

– Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.

– Giáo viên kể mẫu lần 2 từng đoạn câu chuyện.

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.

– Giáo viên sử dụng câu chủ đề đoạn dưới mỗi bức tranh để giúp học sinh ghi nhớ nội dung từng đoạn truyện.

– Giáo viên yêu cầu học sinh kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ (âm lượng đủ nghe trong nhóm).

– Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh kể tiếp nối theo diễn biến câu chuyện trước lớp (với âm lượng kể trước cả lớp).

– Giáo viên nhắc học sinh tư thế, ánh mắt, cử chỉ, gương mặt khi ngồi nghe bạn kể.

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện:Nhờ đâu mà mèo con nhận ra mình đã sai? Qua câu chuyện, com rút ra được những điều gì không nên làm? Con thích nhân vật nào? Vì sao?               – Học sinh nghe kể đồng thời quan sát tranh.

– Học sinh tự liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình.

– Học sinh nghe kể lần hai theo từng đoạn và quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.

– Học sinh quan sát và ghi nhớ nội dung từng đoạn truyện.

 – Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ.

– Các nhóm học sinh kể tiếp nối theo diễn biến câu chuyện trước lớp.

– Học sinh tự chú ý về tư thế, ánh mắt, cử chỉ, gương mặt khi ngồi nghe bạn kể.

– Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên để nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện (ở mức độ đơn giản).

3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

a. Củng cố:

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích.

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

– Học sinh nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích.

– Học sinh đọc, kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị chủ đề Ước mơ.

Leave a Comment