Giáo án bài kể về một ngày đi học môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 10: vui đến trường Bài viết 2: kể về một ngày đi học (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 10: vui đến trường

Bài viết 2: kể về một ngày đi học

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

         Kể được với các bạn về một ngày đi học ở trường.

         Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một ngày đi học vui.

2. Phẩm chất

– Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể với bạn về một ngày đi học ở trường (BT 1)

Mục tiêu: Kể được với bạn về một ngày đi học ở trường.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

– GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

– GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết 4 – 5 câu về một ngày đi học yêu thích

Mục tiêu: Biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.

Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học em thích.

– GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.         

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

– HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.

– Một số HS kể chuyện trước lớp.

– Cả lớp và GV nhận xét.

– HS xác định YC của BT 2.

– Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Chủ đề: bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình

Bài 8: bảo quản đồ dùng cá nhân (tiết 1)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

– Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Thể hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Biết được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bút dạ, phiếu thảo luận nhóm.

– Một số đồ dùng cá nhân: Khăn măt, kính, bàn chải đánh răng,…

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

4’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi tìm đồ dùng cá nhân”

*Cách chơi: Các nhóm quan sát tranh vẽ trang 42, SGK Đạo đức 2 được chiếu trên màn hình lớp trong khoảng 30 giây. Sau đó, lần lượt mỗi người lên viết trên bảng tại khu vực của nhóm mình tên đồ dùng cá nhân có trong bức tranh. Nhóm nào viết được chính xác và nhanh hơn, đầy đủ hơn là nhóm chiến thắng. Thời gian viết cho mỗi nhóm là 2 phút.

– GV cho đại diện nhóm nếu tên đồ dùng cá nhân của nhóm mình đã quan sát được.

– Hỏi: Ngoài những đồ dùng đó, còn những đồ dùng cá nhân nào khác mà em biết?

– GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.     

– HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ dùng cá nhân lên bảng ,…

– Đại diện nhóm nêu

– Nhiều HS kể

– HS lắng nghe

10’      2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện cụ thể của việc không biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân và tác hại của việc đó, từ đó nêu được sự cần thiết của việc bảo quản đồ dùng cá nhân           GV sử dụng kĩ thuật dạy học (Nghĩ – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ toàn lớp) và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện.

*Nhiệm vụ 1: Kể chuyện “ Chiếc áo khoác” theo tranh và trả lời câu hỏi:

+ Bạn Na đã làm gì  với chiếc áo khoác của mình?

+ Việc làm đó dẫn đến hậu quả gì?

+ Em rút ra được điều gì về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân?

– GV kết luận: Qua câu chuyện rút ra bài học là chúng ta cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân cẩn thận, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ…

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện: Sinh động, hấp dẫn.

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc

– HS thực hiện theo nhóm đôi. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

– GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện

– GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm

– GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Theo em, bạn Na sẽ cảm thấy như thế nào trước sự việc đã xảy ra? Vì sao

+ Nếu em là bố (mẹ) của bạn Na, em sẽ cảm thấy như thế nào trước câu trả lời và việc làm của Na? Vì sao?

+ Đã bao giờ em để quên áo giống như bạn Na trong câu chuyện trên chưa? Sự việc diễn ra như thế nào? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.          

-HS kể câu chuyện theo tranh: Chiếc áo khoác

– Cả lớp lắng nghe

– HS trả lời câu hỏi

+ Do mải chơi và không cẩn thận nên bạn Na đã làm mất chiếc áo khoác mẹ mới mua cho mà bạn thích.

+ Việc đó đã làm cho Na bị ốm, bố mẹ Na lo lắng, buồn bã.

+ Qua câu chuyện trên  giúp em cần biết phải giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân cẩn thận, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ,….

– HS nhận xét, lắng nghe

– HS lắng nghe

7’        Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân

Mục tiêu:

HS nêu được một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

            GV sử dụng kĩ thuật dạy học (Nghĩ – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ toàn lớp) và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện. Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 44 để biết một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát tranh và cho biết những việc làm nào thể hiện việc bảo quản , giữ gìn đồ dùng cá nhân?

+ Em còn biết những việc cần làm khác nào để bảo quản đồ dùng cá nhân?

– GV mời HS nhận xét, đóng góp ý kiến, bổ sung.

– GV tổng hợp và kết luận: Đối với các em, một số việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân: Lau kính, cất kính vào hộp khi không sử dụng; Đóng nắp bút lại sau khi sử dụng; lau xe đạp; lau giày dép; gấp quần áo; lau bàn ghế,…..

– GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này.           

– HS trình bày và trả lời câu hỏi:

+ Những việc thể hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân là: Lau mắt kính khi cất vào hộp, rửa xe, lau giày, đóng nắp bút,…

+ Gấp quần áo, lau bàn ghế,….

– HS nhận xét

– HS lắng nghe

6’        Hoạt động 3: Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân

Mục tiêu:

– HS nêu được vì sao cần phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

            GV giao các nhiệm vụ cho HS thực hiện sau:

*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập:

– Phiếu thảo luận 1

+ Việc giữ gìn, bảo quản các đồ dùng cá nhân đã nêu ở hoạt động khám phá mang đến những lợi ích gì?

+ Nêu lợi ích chung của việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân?

– Phiếu thảo luận 2

+ Việc không giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến những tác hại gì?

+ Nêu tác hại chung của việc không giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

– GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

– GV tổng kết và kết luận:

+ Việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân mang lại lợi ích sau: Giúp đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm mọi người vui vẻ, không thêm bận tâm, lo lắng,…

+ Tác hại của việc không giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân: Không đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm mọi người buồn, phải bận tâm và lo lắng,…            – HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

– Giúp bảo đảm sức khỏe, Đồ dùng luôn mới, tiết kiệm thời gian…

– Tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đảm bảo sức khỏe, giữ đồ dùng luôn mới,…

– Không đảm bảo sức khỏe, tốn nhiều thời gian, tiền bạc, đồ nhanh cũ, nhanh hỏng,,..

– 2-3 nhóm trả lời/ 1 câu hỏi.

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

6’        Hoạt động 4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân

Mục tiêu:

¬HS nêu được một số cách làm phù hợp để bảo quản đồ dùng cá nhân.         GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách bảo quản đồ dùng học tập.

+ Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách bảo quản đồ chơi.

+ Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách bảo quản quần áo, giày dép.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Sơ đồ tư duy: đẹp mắt, hợp lí.

+ Trình bày: rõ ràng, hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

– HS làm theo nhóm. GV quan sát HS thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS (nếu cần)

– HS gắn sơ đồ tư duy lên bảng rồi cùng đi quan sát.

– GV mời HS trình bày nội dung sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi đưa ra.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

– GV tổng kết và kết luận:

Một số việc làm để giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân: Sử dụng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, cất vào đúng vị trí, đánh dấu vào đồ dùng để tránh thất lạc,… – HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

– HS thực hiện

– Đại diện các nhóm lên trình bày

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

3’        5. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học – GV hỏi:

+ Nếu 2 việc của em thể hiện em biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân.

+ Bảo quản đồ dùng cá nhân mang lại lợi ích gì?

– GV nhận xét, đánh giá tiết học   

– 2-3 HS nêu

– HS lắng nghe

Leave a Comment