Giáo án bài Khái quát châu mĩ thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 24 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

24 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Trình bày được vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí châu Mỹ trong phát triển kinh tế và xã hội.

– Giải thích được vì sao châu Mỹ là vùng đất của người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định vị trí trên bản đồ

– Năng lực tìm hiểu địa lí: xác định được trên bản đồ các chủng tộc khác nhau sinh sống ở vị trí nào trên lãnh thổ châu Mỹ là chủ yếu.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong học tập.

– Nhân ái: Yêu hòa bình, không phân biệt màu da, chủng tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.

– Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để xác định các châu lục trên bản đồ.

c) Sản phẩm:

– Học sinh xác định được vị trí của các châu lục trên bản đồ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Xác định vị trí các châu lục trên bản đồ tự nhiên thế giới .

– Châu nào nằm ở giữa cầu Đông?

– Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc?

– Châu nào nằm ở giữa cầu Bắc và nửa cầu Nam?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Châu Mĩ tìm ra muộn (1492), nhiều luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng…

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát Châu Mỹ (15 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được khái quát được lãnh thổ châu Mỹ: Diện tích, vị trí tiếp giáp.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 109 kết hợp quan sát hình 35.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

1. Một lãnh thổ rộng lớn

– Châu Mỹ nằm ở Tây Bán cầu, giáp với 3 đại dương: TBD, ĐTD, BBD

– Diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2 TG sau châu Á

– Lãnh thổ gồm 2 lục địa lớn: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam. Nơi hẹp nhất là eo đất Trung Mỹ (Panama) dài 50km.

– Kênh Panama có ý nghĩa quan trọng trong thông thương đường biển giữa ĐTD và TBD, giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Vị trí địa lí (nằm ở bán cầu nào)?

Tây Bán cầu

Diện tích, đứng thứ mấy trong các châu lục?

Diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2

Năm tìm ra châu Mỹ?

1492

Ai là người tìm ra châu Mỹ?

Cô – lôm – bô

Tiếp giáp với những đại dương nào?

3 đại dương: TBD, ĐTD, BBD

Nơi hẹp nhất châu Mỹ ở đâu?

Panama

Kênh Panama có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa quan trọng trong thông thương đường biển giữa ĐTD và TBD, giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Câu hỏi: Qua phần quan sát vị trí địa lí của châu Mỹ và những thông tin thu thập được từ hiểu biết của bản thân, từ sách giáo khoa. Hãy viết ra những đặc điểm của châu Mỹ (Vị trí, diện tích, tiếp giáp, phạm vi lãnh thổ)

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Vị trí địa lí (nằm ở bán cầu nào)?

Diện tích, đứng thứ mấy trong các châu lục?

Năm tìm ra châu Mỹ?

Ai là người tìm ra châu Mỹ?

Tiếp giáp với những đại dương nào?

Nơi hẹp nhất châu Mỹ ở đâu?

Kênh Panama có ý nghĩa như thế nào?

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.

2.2. Hoạt động 2: Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa đạng. (20 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được quá trình chuyển cư và hình thành các nhóm cư dân châu Mỹ

– Giải thích được nguyên nhân của đa dạng về chủng tộc.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 111, 112 kết hợp quan sát hình 35.1, 35.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng

Do lịch sử nhập cư lâu dài nên châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng gồm có Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it. Quá trình chung sống lâu dài, các chủng tộc này đã hòa huyết tạo ra thành phần người lai.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Trước thế kỉ 15 người bản địa ở đây là

Người Anh-điêng

Sau thế kỉ 15 có những chủng tộc nào đến châu Mỹ

Ơ-rô-pê-ô-it và Nê-grô-it.

Trình bày các luồng nhập cư tới châu Mỹ sau thế kỉ 15.

Người Anh-Pháp- Ý-Đức vào Bắc Mỹ

Người Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha vào Trung và Nam Mỹ.

Người Nê-grô-it sang Trung và Nam Mỹ làm nô lệ

Tại sao có sự khác biệt về ngôn ngữ giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ

Vì ở Bắc Mỹ đều là thuộc địa của Anh.

ở Nam Mỹ là thuộc địa của TBN và BĐN

Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào với sự hình thành cộng đồng chung châu Mỹ.

Làm cho thành phần dân cư đa dạng và nhiều chủng tộc, trong đó người lai chiếm số lượng đông của các quốc gia Nam Mỹ

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Khai thác đoạn văn bản sgk trang 111, 112 và quan sát hình 35.2 để hoàn thành các câu hỏi theo bản

Trước thế kỉ 15 người bản địa ở đây là

Sau thế kỉ 15 có những chủng tộc nào đến châu Mỹ

Trình bày các luồng nhập cư tới châu Mỹ sau thế kỉ 15.

Tại sao có sự khác biệt về ngôn ngữ giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ

Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào với sự hình thành cộng đồng chung châu Mỹ.

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

– Củng cố lại nội dung bài học.

b) Nội dung:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Câu 1: Kênh Panama nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

A. Đúng                     B. Sai

Câu 2: Châu Mĩ có diện tích là bao khoảng bao nhiêu

40.000km2

42.000km2

42.000.000 km2

44.000km2

Câu 3: Trong các châu lục châu Mỹ là châu lục trải dài trên nhiều vĩ độ nhất

A. Đúng                             B. Sai

Câu 4: Người Nê-grô- ít sinh sống nhiều ở Bắc Mỹ

A. Đúng                             B. Sai

Câu 5: Người A-xơ-tếch, In-ca, Mai-a đều thuộc chủng tộc

Người lai

Người Môn-gô-lô-ít

Người Nê – grô – ít

Người Ơ-rô-pê-ô-ít

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích:

– Vận dụng kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

– Tại sao nói châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư và thành phần chủng tộc phức tạp?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Leave a Comment