Kéo xuống để xem hoặc tải về!
33 Khái quát chương
Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết
– Hiểu được sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, trao đổi chất ở cấp độ tế bào
– Hiểu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng, khái niệm chuyển hóa cơ bản.
– Nắm được khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt.
1.1.2. Thông hiểu
– Nắm được mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và cơ thể.
– So sánh đồng hóa và dị hóa, tìm mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.
– Ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản.
1.1.3. Vận dụng
– Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào.
– So sánh tỉ lệ đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau.
– Phân tích được vai trò của da và của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
1.1.4. Vận dụng cao
– Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.
1.2. Kĩ năng
– Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
– Quan sát tranh ảnh, sơ đồ, thông tin trong SGK để nhận biết các khái niệm về trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng, thân nhiệt,…
– Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến các vấn đề trong trao đổi chất và chuyển hóa.
– Làm việc theo nhóm và trình bày kết quả làm việc trước lớp
1.3. Thái độ
– Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe.
– Có quan điểm duy vật biện chứng.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học.
1.5. Phương pháp dạy học
* Phương pháp:
– Trực quan, vấn đáp – tìm tòi
– Dạy học theo nhóm
– Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật:
– Kỹ thuật phòng tranh
– Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề
Nội dung Mức độ nhận thức Các Kn/NL hướng tới
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Bài 31: Trao đổi chất
– Hiểu được sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, trao đổi chất ở cấp độ tế bào – So sánh trao đổi chất ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể – Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào * Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: NLkiến thức sinh học.
Bài 32: Chuyển hoá
– Nắm được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Đồng hóa, dị hóa, chuyển hóa cơ bản,… – So sánh đồng hóa và di hóa. – Nhận biết được tỉ lệ đồng hóa và dị hóa theo tình trạng sức khỏe, giới tính,… – Phân biệt trao đổi chất với chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Bài 33. Thân nhiệt – Nắm được thân nhiệt là gì, các cơ chế duy trì thân nhiệt. – Giải thích được cơ chế duy trì thân nhiệt qua da và qua hệ thần kinh. – Có những biện pháp để phòng chống nóng, lạnh,… – Vận dụng kiến thức đã học, biết bảo vệ cơ thể trong điều hòa thân nhiệt.
III. Hệ thống câu hỏi và bài tập
1. Nhận biết
Câu 1. Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?
Câu 2. Hệ hô hấp có vai trò gì?
Câu 3. Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?
Câu 4. Hệ bài tiết có vai trò gì trong quá trình trao đổi chất?
Câu 5. Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào?
Câu 6. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra sản phẩm gì?
Câu 7. Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu được đưa tới đâu?
Câu 8. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
Câu 9. Chuyển hóa vật chất và năng lượng là gì? Gồm những quá trình nào?
Câu 10. Những yếu tố nào tham gia điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng?
Câu 11. Thân nhiệt là gì? Con người là sinh vật hằng nhiệt hay biến nhiệt ? Vì sao ?
2. Thông hiểu
Câu 12. Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể?
Câu 13. Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng?
Câu 14. So sánh đồng hóa và dị hóa?
Câu 15. Nêu y nghĩa của chuyển hóa cơ bản?
Câu 16. Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp sau: trời nóng, trời oi bức, trời rét.
3. Vận dụng
Câu 17. Hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.
Câu 18. Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
Câu 19. Vì sao chuyển hóa cơ bản là đặc trưng cơ bản của sự sống?
Câu 20. Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa và bài tiết?
Câu 21. Hãy giải thích các câu:
“ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
“ Rét run cầm cập”
Câu 22. Phân tích vai trò của da và hệ thần kinh trong quá trình điều hòa thân nhiệt?
4.Vận dụng cao
Câu 23. Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú y những điểm gì?
Câu 24. Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng hay không? Giải thích?
Câu 25. Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?
Câu 26. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
Câu 27. Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa? Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau?
IV. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
– Các tranh ảnh trong SGK Sinh học 8/ Trang 100 -106
– Sưu tầm các hình ảnh về trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng.
– Phiếu chấm, bản đồ tư duy.
– Laptop và máy chiếu.
2. Học sinh:
– Sưu tầm các tranh ảnh về trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng.
VI. Hoạt động dạy và học