Giáo án bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (tt) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 3 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (tt) MỤC TIÊU Kiến thức:           HS trình bày được: Năm 1882 thực dân Pháp lại tiến đánh …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

3 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (tt)

MỤC TIÊU

Kiến thức:           HS trình bày được:

Năm 1882 thực dân Pháp lại tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.

Nội dung của hiệp ước Hác – Măng 1883 và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Lí giải được trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình mang nặng tư tưởng “Chủ hoà” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta đã rơi vào tay Pháp.

Chứng minh đươc sự chống trả quyết liệt của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.

Phân tích được trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp..

Năng lực:

-Năng lực khai thác bài học trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công chiếm Bắc Kì lần thứ hai.

Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá

Phẩm chất

Giáo dục cho các em lòng yêu nước, trân trọng những chiến tích chống giặc của cha ông, tôn kính anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Chuẩn bị của giáo viên:

Gíao án, tranh ảnh trong SGK.

Các tư liệu về sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.

Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

Chuẩn bị của học sinh:

Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.

Tập thuyết trình trước lớp.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ.

Hãy điền dấu X vào câu trả lời đúng về tình hình Việt nam trước khi TD Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất :

TD Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

TD Pháp tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng kinh tế và tham vọng chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây .

Triều đình Huế ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân.

Triều đình muốn tiếp tục thương lượng để chia sẻ quyền thống trị

Em có suy nghĩ gì về các chính sách của TD Pháp và triều đình Huế ?

Về chính sách của thực dân Pháp ………………………………………………

Về chính sách của triều đình Huế ………………………………………………

3. Dạy bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (2’ )

a, Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem  tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩm:

      d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.

h. Pháp thực hiện chiếm Bắc Kì lần thứ nhất rồi chiếm những vùng đất nào?

h. Với mộng xâm lược của Pháp ngày càng mở rộng quân dân Hà Nội tiếp tục chống giặc như thế nào?

HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.

HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.

GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.

Sau khi đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất nhưng chưa thành công, để quyết chiếm cho được Bắc Kì chúng đã thực hiện đánh chiếm Bắc Kì lần II như thế nào? Muốn biết ta đi tiếp phần còn lại bài 25

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ

   – Năm1882 thực dân Pháp lại tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.

   – Nội dung của hiệp ước Hác – Măng 1883 và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

– Lí giải được trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình mang nặng tư tưởng “Chủ hoà” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta đã rơi vào tay Pháp.

Chứng minh đươc sự chống trả quyết liệt của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

  d) Tổ chức thực hiện:

           HĐ CỦA GV

           NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV  yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

+? Vì sao phải mất gần 10 năm chờ đợi TD Pháp mới tiến đánh Bắc kì lần II?

+? Em hãy cho biết: TD Pháp đánh chiếm BK lần II trong hoàn cảnh đất nước ta ntn?

+?  m mưu của Pháp khi đánh Bắc kì lần 2?

+? Pháp đánh HN và BK ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

– GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

– GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II (1882).

+ Phong trào kháng chiến của ta phát triển mạnh. Nước Pháp cũng gặp nhiều khó khăn.

– Kinh tế, quốc phòng trong 10 năm (1873 – 1883) không được cải thiện, ngược lại ngày càng suy yếu

– Đất nước rối loạn cực độ

– Đề nghị cải cách không được chấp nhận.

– Pháp lấy cớ triều Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến đánh Bắc Kì.

– 25/4/1882 nổ súng đánh thành Hà Nội.

– Kết quả: Thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng, quân Thanh cũng kéo sang VN.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV  yêu cầu HS đọc sgk mục2.

Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

+? Phong trào kháng Pháp của nhân dân HN khi TD Pháp đánh BK lần II ntn?

?chiến thắng Cầu Giấy  có ý nghĩa gì?

+? Tại sao sau khi Rivie bị giết, Pháp vẫn không nhựơng triều đình Huế?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

– GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

– GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

– Khi Pháp đánh Bắc Kì lần II, nhân dân HN và BK đã kết hợp với quân triều đình anh dũng chống Pháp.

– Tự đốt nhà ngăn chặn bước tiến của giặc

– Những nơi khác nhân dân đắp đập cắm kè, làm hầm chông cạm bẫy.

– 19/5/1883, tại Cầu Giấy, Rivie bị giết.

+ Làm cho Pháp  hoang mang, định rút chạy.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV  yêu cầu HS đọc sgk mục3. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

+? Trình bày cuộc tấn công của Pháp vào Thuận An? Pháp tấn công TA nhằm mục đích gì?

+? Cho bíêt nội dung cơ bản của hiệp ước?Em có nhận xét gì về nội dung đó?Hậu quả?

+? Thái độ của nhân dân ta ntn khi triều đình kí H/ước?

? Trước thái độ của triều đình như vậy, hành động của Pháp như thế nào?

? Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

– GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

– GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ(1884).

– 8/1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An → ngày 20/8 đổ bộ lên khu vực này.triều đình xin đình chiến.

+ Buộc triều đình Huế phải đầu hàng.

– 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác-măng.

– Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và trung kì,

– Phong trào kháng Pháp bùng nổ dữ dội.

– Pháp chiếm hang loạt các tỉnh ở Bắc kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang…

– 6/6/1884 triều đình kí với Pháp h/ước Pa-tơ-nốt →VN trở thành 1 nước thuộc địa nửa phong kiến. nhà nước phong kiến Ngyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sup đổ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10')

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: hoàn thành bảng thống kê;

d) Tổ chức thực hiện:

Yêu Cầu HS lập bảng thống kê phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 theo yêu cầu sau:

Giai đoạn

Diễn biên chính

Nhân vật tiêu biểu

1858 – 1862

 1863 – trước 1873

1873 – 1884

 Dự kiến sản phẩm

Giai đoạn

Diễn biên chính

Nhân vật tiêu biểu

1858 – 1862

-Chiều 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp –Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

-1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng

-Quân ta chống trả quyết liệt buộc chúng phải tiến quân vào Gia Định

-Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định, triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã

-Ngày 24/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô chiếm Đại Đôn Chí Hoà, sau đó chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

-Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Trung Trực

 1863 – trước 1873

-Tháng 12/1863 thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Tân Hoà

-Từ ngày 20 đến 24/6/1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây

-Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên khởi nghĩa khắp nơi bằng nhiều hình thức

Trương Định

Nguyễn Đình Chiểu

1873 – 1884

20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

Quân ta đánh trả nhưng thất bại, Pháp nhanh chóng chiếm cá tỉnh phía Bắc.

Ngày 21/12/1873, khi Pháp đánh ra Cầu Giấy bị quân ta phục kích và giành chiến thắng

Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất, theo đó, Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

25/4/1882, Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước, quay lại đánh chiếm Bắc Kì.

19/5/1883, quân ta tiếp tục giành thắng lợi ở Cầu GIấy lần thứ hai, khiến Pháp hoang mang bỏ chạy.

Cuối tháng 7/1883, nhân cơ hội nước ta đang lục đục, Pháp tấn công vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

Nguyễn Tri Phương

Hoàng Diệu

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8’)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS  hoàn thành bài tập

c) Sản phẩm: bài tập

     d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:

Câu hỏi Có ý kiến cho rằng: "Việc để nước ta rơi vào tay Thực dân Pháp là trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn". Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định này.

HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.

HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.

GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.

                                   HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

– GV giao nhiệm vụ về nhà.

+ Học bài theo câu hỏi SGK.

Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 26 phần I dựa vào câu hỏi từng mục bài.

+ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế 7-1885.

+ Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.

Leave a Comment