Giáo án bài khi em bị bắt nạt tiết 2 môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề: tìm kiếm sự hỗ trợ Bài 5: khi em bị bắt nạt (tiết 1) I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được: 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề: tìm kiếm sự hỗ trợ

Bài 5: khi em bị bắt nạt (tiết 1)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Nêu được một số tình huống bị bắt nạt.

¬- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

– Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

2. Năng lực

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

– Nhận ra được một số tình huống bị bắt nạt.

3. Phẩm chất

– Chủ động tìm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai

2.         Học sinh:SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.   GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thỏ chọn đường đi an toàn”

*Cách chơi: Cả lớp cùng quan sát tranh  tr.24 trong SGK trong 1 phút, giới thiệu các nhân vật, tình huống trong tranh. "Bạn Thỏ đang đi trên đường thì bất ngờ Chó Sói xuất hiện".

– Hỏi: Theo em, bạn Thỏ nên đi đường nào để an toàn?

– Vì sao em chọn phương án đó?

– Gọi HS trả lời, nhận xét và chia sẻ ý kiến.

– GV nhận xét và giới thiệu bài.    

-HS tham gia chơi.

– HS chia sẻ ý kiến.

+ Bạn Thỏ nên đi đường đi học để được an toàn.

+ Vì đường đi học có bác Gấu công an ở đó.

– HS lắng nghe

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống khi bị bắt nạt.        – GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh “Chuyện của Heo con” và trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?

+ Khi đó Heo con cảm thấy như thế nào?

+ Heo con đã làm gì?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật

+ Trả lời: Trả lời đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

– GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện.

– GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm.

– GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi mở rộng giúp HS hiểu sâu hơn) như:

+ Trong câu chuyện trên, em thích bạn nào hơn? Vì sao?

+ Theo em, bạn Heo con gặp khó khăn gì trước yêu cầu của bạn Khỉ?

+ Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói hoặc làm gì lúc đó? Vì sao?

+ Các bạn đã làm gì sau khi cô giáo Hươu Cao Cổ nhắc nhở?

+ Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV kết luận:  Bạn Heo con bị các bạn trêu chọc gọi là “Heo mập”, bị bạn Khỉ bắt nộp đồ, các bạn không chơi cùng. Chúng ta không nên đồng tình với những hành vi đó. Nếu gặp tình huống như thế, chúng ta nên tìm đến thầy cô, cha mẹ,… để chia sẻ, nhờ giúp đỡ, không nên im lặng và chịu đựng. Bên cạnh đó, khi các bạn đã nhận ra lỗi của mình vì đã bắt nạt bạn, chúng ta nên tha thứ cho những người biết nhận lồi, sửa lồi và không đồng tình, ủng hộ những người mắc lồi nhưng không biết nhận lỗi, sửa lồi.

-GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này và chuyến ý sang hoạt động tiếp theo.      – HS làm việc nhóm 4, kể lại câu chuyện: Chuyện của Heo con:

– Đại diện các nhóm kể chuyện và trả lời câu hỏi.

+ Heo con hay bị các bạn trêu chọc và bắt nạt ở trường.

+ Khi đó Heo con cảm thấy lo lắng, sợ hãi và không tập trung học bài được.

+ Heo con đã đến tìm cô giáo và kể lại mọi chuyện

– Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân:

– Kể lại câu chuyện.

-HS lắng nghe

– HS trả lời theo ý kiến của mình.

VD: Em thích Heo con vì

khi bị bạn bắt nạt, Heo con đã biết tìm sự hỗ trợ của cô giáo.

+ Heo con không biết tìm chuối ở đâu để đưa cho Khỉ.

+ Nếu em là người chứng kiến, em sẽ khuyên các bạn không được trêu chọc Heo con. Vì chúng mình là bạn bè cùng lớp nên chơi đoàn kết với nhau.

+ Các bạn đã nhận ra lỗi của mình và xin lỗi Heo con.

+ Không nên trêu chọc hoặc bắt nạt các bạn.

-HS nhận xét, góp ý.

-HS lắng nghe

5’        Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hành vi bắt nạt người khác

*Mục tiêu: Nêu được một số hành vi bắt nạt người khác.          – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ:

*Nhiệm vụ 1: Quan sát và tìm hiểu nội dung các bức tranh trang 26 và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang có hành động gì? Dựa vào đâu mà em biết?

+ Nêu một số hành vi bắt nạt khác mà em biết.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau:

+ Trình bày: nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát HS thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS (nếu cần).

– GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lên trình bày và mời HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn trình bày đưa ra ý kiến phản hồi.

–           GV mời một số HS nhận xét, góp ý, bổ sung, nêu câu hỏi (nếu có).

–           GV tổng hợp lại các nội dung trong tranh mà HS đã đưa ra hợp lí, giúp HS phân tích kĩ để hiểu sâu ý nghĩa của từng bức tranh.

-GV kết luận: Các bạn trong mỗi tranh đang có hành vi bắt nạt người khác. Đó là những hành vi không đúng. Nếu em chứng kiến hay trải qua việc bị bắt nạt như thế, em cần tìm kiếm sự hồ trợ.

-GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này và chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.      -HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành nhiệm vụ.

-Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

+BT1: Cố tình đẩy bạn ngã

+BT2: Xua đuổi, không cho bạn chơi cùng.

+BT3: Dọa nạt bạn, đánh bạn.

+BT4: Dùng lời nói khiếm nhã, thiếu tôn trọng.

-Các nhóm khác lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm trình bày (nếu có).

-HS lắng nghe

5’        Hoạt động 3: Chia sẻ vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

*Mục tiêu: HS trình bày được vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

            -GV tổ chức cho HS bày tỏ quan điểm cá nhân với câu hỏi sau:

+Nếu không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt thì điều gì có thể xảy xa với bản thân và những người xung quanh?

-GV kết luận, nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này và chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.  -HS suy nghĩ và trình bày

-HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Đối với bản thân: Lo sợ, không tập trung học hành, sức khoẻ suy yếu.

+ Đối với người xung quanh: Các bạn không rút ra bài học, tiếp tục bắt nạt các bạn khác.

-HS lắng ghe

7’        Hoạt động 4: Thảo luận những việc nên làm khi bị bắt nạt.

*Mục tiêu:

HS nêu được những việc nên làm để tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.           -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm  nhóm 4 và thực hiện các nhiệm vụ.

*Nhiệm vụ 1: Quan sát các bức tranh trang 27 và trả lời câu hỏi:

+ Khi bị bắt nạt, em nên làm gì?

+ Ngoài những cách trong tranh, em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ bằng cách nào khác nữa không?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau:

+Trình bày: nói to, rõ ràng.

+Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

GV quan sát HS thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS (nếu cần).

– GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày và mời HS khác nhận xét, góp ý.

– GV tống họp lại các ý kiến hợp lí, giúp HS phân tích để HS biết các cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt:

-GV kết luận: Khi bị bắt nạt, hãy cởi mở chia sẻ và tìm đến những người đáng tin cậy để được giúp đỡ.

-GV mở rộng thêm, liên hệ với kiến thức HS đã được học từ trước như:

+ Kế tên những người mà khi bị bắt nạt em có thể tìm gặp và nhờ sự hỗ trợ.

+ Khi gặp và nhờ hỗ trợ, em sẽ nói gì?

– GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này và chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.     -HS trao đổi, thảo luận trong nhóm.

-HS nêu ý kiến.

+ Cách 1 : Hét to cho người khác nghe thấy.

+ Cách 2: Nói chuyện với bạn.

+ Cách 3: Trao đổi với thầy cô.

+ Cách 4: Tâm sự cùng cha mẹ, người mình tin tưởng.

+ Cách 5: Báo bảo vệ.

+ Cách 6: Báo công an.

-Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

3’        3.Củng cố – dặn dò.

*Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học.          -GV hỏi:

+ Nếu con bị người khác bắt nạt, con cần làm gì?

-GV nhận xét, đánh giá tiết học.   

2-3 HS nêu

-HS lắng nghe

Chủ đề: tìm kiếm sự hỗ trợ

Bài 5 : khi em bị bắt nạt (tiết 2)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Nêu được ý kiến, thái độ hợp lí đối với các việc làm liên quan đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

– Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi,  bày tỏ ý kiến, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

– Năng lực thích ứng với cuộc sống: Biết được hậu quả khi bị bắt nạt, Tìm kiếm được sự giúp đỡ khi bị bắt nạt.

3. Phẩm chất:

– HS có ý thức ngăn chặn việc bắt nạt. Biết bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

3.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai

4.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

5.         III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     GV tổ chức cho HS hát múa theo nhạc:  Lớp chúng ta đoàn kết.

– GV đánh giá, giới thiệu bài.         HS múa hát theo nhạc

HS lắng nghe

7’        2. Luyện tập.

Hoạt động 1:  Bày tỏ ý kiến.

Mục Tiêu: HS bày tỏ được ý kiến, thái độ hợp lí đối với các việc làm liên quan đến việc  tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.      – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Em đồng tình hay không đồng tình”

 + GV nêu luật chơi: Với mỗi nhận định được GV nêu ra, HS nào đồng tình thì chạy sang đứng ở dãy bên phải lớp, còn không đồng tình thì đứng ở dãy bên trái

+ GV tổ chức cho HS chơi. Trong khi HS chơi GV đưa thêm câu hỏi khai thác các lời giải thích, ý kiến HS đưa ra.

 Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị bắt nạt:

A.        Im lặng không nói với ai.

B.        Chia sẻ chuyện mình bị bắt nạt với người đáng tin.

C.        Tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

D.        Bé chạy khỏi những người bắt nạt mình.

E.         Hét to cho mọi người biết.

– GV nhận xét chia sẻ với HS quan điểm của mình.

-GV kết luận: Khi bắt nạt, em không nên im lặng vì sẽ bị bắt nạt nhiều hơn, không biết để giúp đỡ, bản thân trở nên nhút nhát, luôn sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Khi bị bắt nạt, em nên hét to cho mọi người cùng biết để giúp đỡ, tìm cách chạy khỏi tình huống bị bắt nạt, chia sẻ hay tìm những người đáng tin cậy để hỗ trợ.         

– HS  chú ý lắng nghe.

– Cả lớp đứng dậy chơi trò chơi.

– Khi được GV hỏi HS bày tỏ  ý kiến, lời giải thích của mình xoay.Hay phản bác được ý kiến mà bạn khác đưa ra.

A- Không đồng tình.

B- Đồng tình.

C-Đồng tình.

D- Đồng tình.

E- Đồng tình.

– HS chú ý lắng nghe

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

10’      Hoạt động 2: Xử lí tình huống.

Mục tiêu: HS trình bày được những cách ứng xử phù hợp khi bị bắt nạt.       – GV cho 1 HS nêu yêu cầu.

– GV cho HS quan sát 3 bức tranh và yêu cầu HS nêu tình huống sảy ra ở ba bức tranh đó.

– Gv cho HS thảo luận nhóm 4  và thực hiện các nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1:Đóng vai, xử lí tình huống.

Nhiệm vụ 2 : Nhận xét đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau:

+Phương án xử lí: hợp lí.

+ Đóng vai: sáng tạo, hấp dẫn.

+ Thái độ làm việc:Tập chung, nghiêm túc.

– GV mời các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống.

– GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra.     -HS đọc yêu cầu.

– HS quan sát và nêu:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ đứng trước cổng trường và bị một nhóm bạn nam giật mũ chạy đi.

+Tranh 2: Bạn nhỏ bị một nhóm bạn chặn ở cầu thang và bắt nộp món đồ chơi.

+Tranh 3: Bạn nhỏ bị một nhóm bạn cùng lớp tẩy chay, không cho chơi cùng.

– HS thảo luận nhóm và lần lượt thực hiện các nhiệm vụ.

– Các nhóm lần lượt đóng vai xử lí tình huống.

5’        Hoạt động 3:Liên hệ.

Mục tiêu: HS nêu được những hành vi, việc làm bản thân đã trải qua.           – GV cho 1 HS nêu yêu cầu.

– GV cho HS làm việc cặp đôi: kể lại một tình huống bị bắt nạt và cách người bị bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

– GV nhận xét .         -1 HS nêu yêu cầu.

– HS thực hiện nhiệm vụ.

– HS trình bày trước lớp.

– HS khác nhận xét, đặt câu hỏi.

7’        3. Vận dụng.

Mục tiêu: HS lập được bảng hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.     – GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm 4 và lập bảng hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

1. Kêu cứu.

2….

+ Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn.

– GV mời một số nhóm trình bày.  – HS thực hiện nhiệm vụ.

– Nhóm khác theo dõi, bổ sung.

3’        4. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học – GV hỏi:

+ Em học được gì từ bài này

– GV tóm tắt nội dung chính của bài học.

– GV cho HS đọc lời khuyên trong sách.

– GV nhận xét, đánh giá tiết học   

– HS nêu

– HS lắng nghe

– 1 HS đọc, lớp đọc thầm

– HS lắng nghe

 

Leave a Comment