Giáo án bài khi em bị lạc ( tiết 3) môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 6 : khi em bị lạc ( tiết 3) I.mục tiêu: 1.Kiến thức kĩ năng: – Nêu được một số tình huống bị lạc. – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 6 : khi em bị lạc ( tiết 3)

I.mục tiêu:

1.Kiến thức kĩ năng:

– Nêu được một số tình huống bị lạc.

– Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.

– Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.

2.Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách xử lý tình huống khi bị lạc.

3.Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Giáo viên: Máy tính, máy chiếu…

Học sinh: SGK, VBT , Giấy vẽ, bút màu…. để làm thẻ thông tin cá nhân

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

TG       Nội dung        HĐ của giáo viên      HĐ của học sinh

5’

5’        A . Khởi động

Mục tiêu:Tạo tâm thế vui tươi,kết nối vào bài học.

B. Luyện tập

HĐ 1:Xử lý tình huống

Mục tiêu:HS thực hiện được những cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống bị lạc.

HĐ 2: Liên hệ

Mục tiêu:HS nêu được cách tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp từ tình huống đi lạc của bản thân

C. Vận dụng

HĐ 1: Kể tiếp câu chuyện “Một lần ra phố”

Mục tiêu:HS kể tiếp được câu chuyện “ Một lần ra phố” và biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.

Hoạt động 2: Làm thẻ thông tin cá nhân.

Mục tiêu:HS làm được thẻ thông tin cá nhân của mình.

Mẫu

Họ tên:Vũ Nhã Uyên

Trường:THLý Tự Trọng

Lớp: 2A

Số điện thoại(mẹ):

D.Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học.

Lời khuyên

Nếu chẳng may bị lạc

Em bình tĩnh, đừng lo

Tìm người tốt giúp cho

Về với ba, với mẹ     GV đưa câu hỏi để HS trả lời:

? Em đã bao giờ bị lạc chưa?

? Em đã làm gì trong tình huống đó?

– GVNX

– Giới thiệu bài…

– GV cho HS nêu tình huống trong tranh

-Yêu cầu HS thảo luận N4, đóng vai xử lý tình huống trang 33

– GV tổ chức cho HS đóng vai, xử lý tình huống

– Các nhóm trình bày

– NX sự thể hiện của nhóm bạn

– Chia sẻ ý kiến

+Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị

+Tình huống 2:Bị lạc ở bến xe

-Yêu cầu HS chia sẻ, trao đổi nhóm đôi về một lần em đi lạc (nếu có).

GV nêu câu hỏi:

? Em đã làm gì khi ấy?

? Nếu được làm lại, em sẽ xử lý như thế nào?

-Trình bày trước lớp

– NX

– Giao nhiệm vụ cho HS :

1.Thảo luận N4 và đóng vai, kể tiếp câu chuyện “Một lần ra phố”.

2. Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí:

+Phương án đưa ra: hợp lý.

+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

– NX góp ý, bổ sung, đặt câu hỏi cho bạn.

– GV chia sẻ ý kiến với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra, gợi ý thêm các phương án khác.

– Giới thiệu thẻ thông tin cá nhân mẫu.

– Gọi HS đọc thẻ mẫu

– Dựa vào thẻ mẫu, thực hành thiết kế thẻ thông tin cá nhân của mình.

– Hướng dẫn HS thực hành làm thẻ

– GV theo dõi, giúp đỡ HS khi cần

– GV trưng bày một số sản phẩm tốt của HS

– GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét, đánh giá.

-Tuyên dương những HS làm việc tốt, hiệu quả và có sản phẩm chất lượng.

GV nêu câu hỏi:

+ Em học được gì từ bài này ?

– GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học.

-GV cho HS đọc lời khuyên cuối bài.

-GV nhận xét, đánh giá tiết học     – Trả lời

– Lắng nghe

– HĐ N4

– HS nêu

-Trình bày

+Tình huống 1: Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát,tìm cô chú nhân viên(hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ) để nhờ giúp đỡ…..

+Tình huống 2:Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ, tìm người  đáng tin(chú nhân viên ở khu vực lái xe, người lớn có đi cùng em nhỏ) để nhờ giúp đỡ…..

-Nghĩ – chia sẻ N2

-HS trình bày

-Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm4

– Các nhóm trình bày và TLCH

– Quan sát mẫu

– HS đọc nôi dung ghi trên thẻ.

– Thực hành: Làm thẻ thông tin

– Trình bày sản phẩm cá nhân

-Quan sát, NX

-HS nêu

-Lắng nghe

-HS đọc

-Lắng nghe

Ôn tập cuối học kì i

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: Quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.

– Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, hoa khen

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tia chớp”

*Cách chơi: Cả lớp cùng xem lại tên các bài đã học trong SGK trong 1 phút. Gv chỉ và gọi tên một bạn bất kì nói tên một bài Đạo đức đã học. Nếu HS này nói đúng sẽ được chỉ tên một bạn khác và nói tên bài đạo đức khác với bài bạn đã nêu.

– GV cho HS nêu tên các bài đã học.

– GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.     

HS tham gia chơi

Hs nêu

HS lắng nghe

8’        2. Luyện tập

HĐ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng”

*Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.            Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo các câu hỏi ở phần phụ lục.

– Gv chiếu câu hỏi và các câu trả lời, HS ghi câu trả lời vào bảng con và giơ bảng khi có hiệu lệnh

– Sau mỗi câu trả lời đúng HS được trả lời các câu hỏi tiếp theo. HS nào sai sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. HS trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên rung chuông vàng.

– Nhận xét, tuyên dương

– Gv chốt kiến thức 

-HS tham gia trò chơi

10’

. HĐ 1: Trò chơi “Hỏi nhanh-Đáp đúng”

*Mục tiêu: HS  củng cố nhận thức về sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực:quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.    – Gv sử dụng kĩ thuật “Ổ bi” cho HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm. Các HS ở vòng trong quay mặt ra ngoài đối diện với các bạn ở vòng ngoài thành từng cặp để đặt câu hỏi để bạn trả lời. Các câu hỏi xoay quanh về sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực:quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.

-GV nhận xét hoạt động của HS

– GV chốt kiến thức.            -HS tham gia trò chơi

Các câu hỏi VD:

+ Quý trọng thời gian sẽ mang lại lợi ích gì?

+Không quý trọng thời gian sẽ dẫn đến điều gì?

+Việc nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại ích lợi gì?

+Việc bát nạt người khác sẽ dẫn đến hậu quả gì?

-HS lắng nghe

9’        3. HĐ 1: Trò chơi “Phóng viên”

*Mục tiêu: HS  nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực:quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.           – Gv cho HS chơi trò chơi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực:quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.

– GV nhận xét hoạt động của HS

– GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm theo các chuẩn mực: quý trọng thời gian; kính trọng thầy giáo, cô giáo; yêu quý bạn bè; nhận lỗi và sửa lỗi; tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, bị lạc và khi tiếp xúc với người lạ.    -HS tham gia trò chơi

Các câu hỏi VD:

+Bạn đã sử dụng thời gian trong ngày như thế nào?

+Bạn đã làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

+Bạn đã làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè?

+Khi bạn mắc lỗi, bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?

-HS lắng nghe

3’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học – Nêu tên các bài đạo đức đã học?

– GV nhận xét, đánh giá tiết học

– Tặng hoa, phần thưởng cho HS học tốt. 2-3 HS nêu

HS lắng nghe

 

           

 

 

Leave a Comment