Giáo án bài Khối lượng đo khối lượng soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4 Khối lượng đo khối lượng                   I. MỤC TIÊU:                 1. Kiến thức:                 – Trả lời được câu hỏi : Khi đặt túi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4 Khối lượng đo khối lượng

 

                I. MỤC TIÊU:

                1. Kiến thức:

                – Trả lời được câu hỏi : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1 kg, thì số chỉ đó là gì?

– Nhận biết được quả cân 1 kg.

– Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rô béc van và cách cân 1 vật bằng cân Rô béc van.

                2. Kĩ năng:

– Biết sử dụng cân để đo khối lượng của một vật.

                – Chỉ ra được độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của một cái cân.

– Cân 1 vật bằng cân Rô béc van hoặc cân đồng hồ.

                3. Thái độ:

                Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

                Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

                – Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.

 

                II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: 1 cân Rô béc van, 1 hộp quả cân, vật để cân cho mỗi nhóm.

                2. Học sinh:

                Mỗi nhóm: – Một cái cân bất kì, 1 vật để cân.

 

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

                               

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Cho một bình chia độ, một quả trứng không bỏ lọt bình chia độ, 1 cái bát , một cái đĩa và nước hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng? 

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Đặt cái bát lên trên cái đĩa, đổ đầy nước, bỏ quả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa đổ nước đó vào bình chia độ đọc thể tích nước chính là thể tích quả trứng..

– Giáo viên: Vậy muốn biết quả trứng nặng bao nhiêug thì phải dùng dụng cụ gì?

– Dự kiến sản phẩm:

Tình huống học sinh sẽ trả lời: + Dùng cân.

*Báo cáo kết quả: (phần dự kiến sp)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Để trả lời chính xác câu hỏi này thì chúng ta nghiên cứu bài hôm nay?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:           

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn lại một số đơn vị  đo khối lượng (10 phút)

1. Mục tiêu:

– Trả lời được câu hỏi : Khi đặt túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1 kg, thì số chỉ đó là gì?

– Nhận biết được quả cân 1 kg.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1-6.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá./ – Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Yêu cầu HS đọc câu C1 và trả lời?

+ Trên vỏ túi bột giặt ÔMô có ghi 500 g , số đó chỉ gì? 

+ Hãy tìm từ thích hợp điền vào C3, C4, C5, C6 SGK?

+ Những vật nào thì có khối lượng ?

+ Khối lượng của một vật là gì?

+ Vậy khối lượng có đơn vị là gì?

+ Dụng cụ để đo khối lượng là gì? cách đo như thế nào?

– Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1-6.

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1-6.

– Giáo viên: theo dõi, kiểm tra kết quả, giúp đỡ kịp thời.

Ki lô gam là khối lượng của 1 quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế tại pháp.

– Dự kiến sản phẩm: C1: Khối lượng tịnh 397 g chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

C2:  500g chỉ lượng bột giặt trong túi.

C3: 500g               /  C4: 397g

C5: Khối lượng     / C6: lượng

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

HS: kg, tấn tạ, yến… (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.  I/ Khối lượng đơn vị khối lượng.

1/ Khối lượng. 

 

– Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.

– Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

2/ Đơn vị khối lượng.

– Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam (kg)

– Ngoài ra khối lượng còn có các đơn vị khác:

+ Gam (g)  1g = 1/1000 kg

+ mi li gam: 1 mg = 1/1000g

+ Héc to gam( lạng) 1 lạng = 100g

+ Tấn 1t = 1000kg

+ tạ: 1 tạ = 100kg

Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ, cách đo thể tích khối lượng: (20 phút)

1. Mục tiêu: – Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rô béc van và cách cân 1 vật bằng cân Rô béc van.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá./ – Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc thông tin SGK cho biết dụng cụ để đo khối lượng là gì? Thực tế dùng loại nào? Trong phòng thí nghiệm thì người ta đo khối lượng bằng  loại cân nào?

+ Chỉ rõ các bộ phận trên chiếc cân thật.

+ Hãy nêu giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chiếc cân trong lớp.

+ Cách sử dụng cân Rô béc van như thế nào.

+ Thực hiện cân 1 vật bằng chiếc cân đang có.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi.

– Giáo viên:

+ Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.

– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

 

II/  Đo khối lượng

 

 

– Dụng cụ đo khối lượng là cân.

– Có nhiều loại cân: Cân đĩa, cân đồng hồ, cân tạ, cân y tế, cân Rô béc van..

 

 

1) Tìm hiểu cân Rô béc van

– Cấu tạo:  Đòn cân, kim cân, đĩa cân, hộp quả cân.

 

 

1)            Cách dùng cân Rô béc van để cân một vật.

(1)          – điều chỉnh số 0

(2)          – Vật đem cân

(3)          – quả cân

(4)          – thăng bằng                 

(5)          – đúng giữa

(6)          – quả cân

(7)– vật đem cân

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi:

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá./ – Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi là 5T. Số 5T có ý nghĩa gì?

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thực hiện các yêu cầu của GV.

+ Đọc ghi nhớ.

+ Số 5T chỉ dẫn rằng  xe có khối lượng 5T không được đi qua cầu.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III/Vận dụng:

Số 5T chỉ dẫn rằng  xe có khối lượng 5T không được đi qua cầu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá./ – Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài 6 “Lực – Hai lực cân bằng”.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 5.1 -> 5.10/SBT.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

Leave a Comment