Giáo án bài không nói dối và biết nhận lỗi môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 6: không nói dối và biết nhận lỗi  (tiết 1, sách học sinh, trang 25-27)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 6: không nói dối và biết nhận lỗi

 (tiết 1, sách học sinh, trang 25-27)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi; hiểu được tác dụng của nói thật và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong sinh hoạt.

2. Kĩ năng: Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè không nói dối và biết nhận lỗi.

3. Thái độ: Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không đồng tình với nói dối và không biết nhận lỗi.

4. Năng lực chú trọng: Biết nhận lỗi khi có thiếu sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt; học tập và làm theo những gương sáng thật thà; tham gia các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” của nhà trường, cộng đồng.

5. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát“Năm ngón tay ngoan” Nhạc và lời của Trần Văn Thụ.

                2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp; dạy học phân hóa đối tương; …

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):         

* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

 

– Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Năm ngón tay ngoan”và dẫn dắt học sinh vào bài học “Không nói dối và biết nhận lỗi”.        – Học sinh cùng hát với giáo viên.

2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):     

2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):              

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh biết các hình trong hoạt động này tạo thành một mẩu chuyện nhỏ.

– Giáo viên đặt các câu hỏi để gợi ý cho các em nhận ra nội dung bài học theo từng hình. Từ đó, học sinh có thể trả lời câu hỏi: Lan đã nói thật hay nói dối mẹ?         – Khi xem hình, học sinh có thể tưởng tượng theo cách riêng của các em.

– Học sinh trả lời câu hỏi Việc bạn Lan nói dối có thể dẫn đến điều gì?theo hình thức cá nhân bằng nhiều hướng khác nhau.

– Học sinh nhận xét, bổ sung.

2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):             

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được và nhắc nhở bạn bè không nói dối và biết nhận lỗi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp – gợi mở.

* Cách tiến hành:            

a) Việc làm của Hùng là đúng hay sai? Vì sao?

– Giáo viên cho học sinh nhận diện nội dung 2 hình:Hình 1: Bạn Hùng xin tiền bố để mua bút.Hình 2: Bạn Hùng đi mua nước uống ở cửa hàng.

– Giáo viên cần linh động góp ý cho mỗi câu trả lời của học sinh, không nên áp đặt rằng bạn Hùng chắc chắn đã không thật thà, xin tiền bố mua bút nhưng thực tế là lấy tiền mua nước.

– Giáo viên lưu ý học sinh: em cần nói rõ với bố mẹ việc mình dùng tiền để làm gì. Việc em muốn mua nước do khát cũng là một việc cần thiết nhưng em không nên mua các loại nước ngọt, nước có gas,…

b) Việc làm của các bạn là đúng hay sai? Vì sao?

– Giáo viên giúp học sinh nhận ra nội dung các hình.

– Giáo viên giáo dụchọc sinh: mỗi người đều có thể làm sai nhưng cần biết nhận lỗi, biết sửa sai, không lặp lại những hành động sai ấy.       

– Học sinh trả lời theo nhiều phương án:Bạn Hùng nói dối, bạn xin tiền mua bút nhưng lại dùng tiền để mua nước.Hoặc là bạn Hùng không nói dối, tiền mua nước không phải là khoản tiền bố cho để mua nước.

– Học sinh lắng nghe.

– Học sinh nhận ra nội dung các hình.

– Học sinh lắng nghe và thực hiện.

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):     

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không đồng tình với nói dối và không biết nhận lỗi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.

* Cách tiến hành:            

 

a) Em đồng tình và không đồng tình với bạn Nga điều gì? Vì sao?

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4.

– Trước khi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên cần cho học sinh nhận ra nội dung của từng hình.

– Từ việc tìm hiểu nội dung hình, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.

– Trong tình huống này, giáo viên có thể gợi ý nâng cao nhằm phân hóa đối tượng học sinh: Nga có cơ hội nào để không nhận lỗi hoặc đổ lỗi cho người khác không?

b) Kể thêm một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi.

– Giáo viên tổ chức cho các nhóm tìm và nêu ra các biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi.

– Giáo viêncho các nhóm thi đua.

– Về một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi, nếu học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần gợi ý cho các em tìm biểu hiện trong các lĩnh vực.

c) Vì sao không được nói dối và biết nhận lỗi?

– Giáo viên yêu cầu các em tự phát biểu ý kiến của mình.

– Ngoài việc tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên hỏi ý kiến cá nhân học sinh (phân hóa). Các em khá, giỏi, nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén có thể làm tốt. Một số em có thể trả lời sai, nhầm lẫn hoặc chưa được chính xác, giáo viên cần giúp học sinh định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi.    

– Học sinh thảo luận và nhận ra nội dung của từng hình và trả lời:Không đồng tình: bạn Nga tự ý vẽ lên bức tranh của bố.Đồng tình: Nga biết nhận lỗi và xin lỗi; anh trai vỗ về động viên em gái.

– Học sinh (khá, giỏi) trả lời.

 

– Học sinh thực hiện nhóm, thi đua giữa các nhóm.

Leave a Comment