Giáo án bài không nói dối và biết nhận lỗi môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 6: không nói dối và biết nhận lỗi KHÔNG NÓI DỐI VÀ BIẾT NHẬN LỖI (tiết 2, sách học sinh, trang 27-28)   I. MỤC …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 6: không nói dối và biết nhận lỗi

KHÔNG NÓI DỐI VÀ BIẾT NHẬN LỖI (tiết 2, sách học sinh, trang 27-28)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi; hiểu được tác dụng của nói thật và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong sinh hoạt.

2. Kĩ năng: Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè không nói dối và biết nhận lỗi.

3. Thái độ: Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không đồng tình với nói dối và không biết nhận lỗi.

4. Năng lực chú trọng: Biết nhận lỗi khi có thiếu sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt; học tập và làm theo những gương sáng thật thà; tham gia các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” của nhà trường, cộng đồng.

5. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Năm ngón tay ngoan” Nhạc và lời của Trần Văn Thụ.

                2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):      

3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):   

 

* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được tác dụng của nói thật và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong sinh hoạt.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Sắm vai, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành sắm vai như một vở kịch nho nhỏ, không chú trọng diễn xuất mà chú ý vào cách khuyên nhủ bạn.

a) Tình huống 1:

– Giáo viên giúp học sinh hiểu bài bằng cách dẫn dắt các em theo từng phần:

+ Tìm hiểu nội dung các hình:Hình 1: Bạn nam nói với mẹ là “Con đi học nhóm”.Hình 2: Bạn nam trong hình 1 và một bạn nữa đang đá bóng.

+ Phân tích nội dung tình huống: Bạn nam nói với mẹ là bạn ấy đi học nhóm nhưng thực ra bạn ấy đi đá bóng. Đây là một hành động sai trái vì bạn ấy nói dối mẹ đi học để đi chơi.

– Giáo viên lưu ý thêm với học sinh.

b) Tình huống 2:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước như trên.

+ Tìm hiểu nội dung hình:Hình 1: Trong lớp học, một bạn nam nói với cô giáo: “Em không thuộc bài”. Hình 2: Bạn nam ở hình 1 nói với bố mẹ: “Cô khen con chăm học”.

+ Phân tích nội dung tình huống: Trong lớp học, bạn nam không thuộc bài, bạn nhận lỗi với cô giáo. Nhưng bạn ấy lại nói dối với bố mẹ là cô giáo khen mình chăm học.

– Giáo viên lưu ý đối với học sinh: Học tập là nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi học sinh, các bạn cần phải học bài, làm bài đúng quy định. Luôn nói đúng sự thật với bố mẹ về kết quả hay tình trạng thực sự của mình.  – Các nhóm sắm vai.

– Học sinh đưa ra lời khuyên: Bạn không nên như thế vì nói không đúng sự thật với mẹ chính là nói dối. Nếu muốn đi đá bóng cùng bạn bè, bạn có thể nói đúng sự việc, mẹ sẽ đồng ý vì đá bóng cũng là một hoạt động thể thao lành mạnh, có ích cho sức khoẻ.

– Học sinh đưa ra lời khuyên dành cho bạn nam trong hình: Bạn không nên nói dối bố mẹ vì sự thật là bạn không chăm học nên đã không thuộc bài, cô giáo không hề khen bạn. Bạn nên chăm chỉ hơn để học bài, thuộc bài, làm bài tập đầy đủ. Bạn cần nói thật với bố mẹ rằng mình không thuộc bài để bố mẹ biết tình trạng học tập của bạn, có cách giúp bạn chăm chỉ và học tốt hơn.

3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút): 

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên nhắc học sinh mạnh dạn phát biểu và nêu đúng sự thật.

– Giáo viên mời một số học sinh kể lại tình huống thật của mình khi các em mắc lỗi và biết nhận lỗi cũng như những lời nói của bố mẹ đối với em trong tình huống đó.

                – Học sinh tự liên hệ thực tế của bản thân mình.

– Một vài học sinh kể lại tình huống thật của mình khi các em mắc lỗi và biết nhận lỗi cũng như những lời nói của bố mẹ đối với em trong tình huống đó.

4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):    

4.1. Hoạt động 1. Sắm vai để thể hiện việc biết nhận lỗi (7-8 phút):           

* Mục tiêu: Giúp học sinh thể hiện việc biết nhận lỗi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên nhắc học sinh các nội dung như:Thảo luận kịch bản, lời thoại, cách xử lí tình huống.Phân vai cho các thành viên.Chú ý an toàn khi luyện tập và thể hiện.Nêu cách khắc phục, hạn chế (nếu có thể)  – Học sinh sắm vai, thể hiện cách xử lí tình huống.

4.2. Hoạt động 2. Tập nói những câu xin lỗi phù hợp (6-7 phút): 

 

* Mục tiêu: Giúp học sinh nói được những câu xin lỗi phù hợp.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp – gợi mở.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức hoạt động nhanh bằng cách cho học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân để phát huy tư duy và cách thể hiện của mình một cách độc lập.

– Giáo viên lưu ý học sinh cố gắng rèn luyện để không vấp phải hoặc lặp lại những lỗi trên.             – Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.

 

– Học sinh lắng nghe.

5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:            

Kết thúc bài học, giáo viên nêu nội dung ý nghĩa và cho học sinh học thuộc hai câu ca dao: “Những người tính nết thật thà, Đi đâu cũng được người ta tin dùng”; chuẩn bị bài sau.         Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

 

               

Leave a Comment