Giáo án bài Không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file   Bài 7:Không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác                   I. MỤC TIÊU                 1. Phẩm chất                 Trách nhiệm: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 

Bài 7:Không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác

 

                I. MỤC TIÊU

                1. Phẩm chất

                Trách nhiệm: Biết sửa lỗi và khác phục lỗi sai.

                Nhân ái: Tha thứ lỗi lầm cho người khác.

                Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động hằng ngày. Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.            

                2. Năng lực chung

                Tự chủ và tự học: Tự giác tham gia tích cực các hoạt động học tập; tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao; Chủ động nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.

                Giao tiếp và hợp tác: Trình bày ngắn gọn, đầy đủ những ý kiến cuả bản thân.; phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt động.

                Giải quyết vấn đề và sáng tạo: – Biết nêu lý do không tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác. Biết khuyên bạn khi bạn  tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác.

                3. Năng lực đặc thù

                Năng lực nhận thức hành vi: Tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là sai.

                Năng lực đánh giá hành vi của mình và người khác: Thể hiện thái độ khi người khác đồng ý cho mượn đồ và thể hiện thái độ khi người khác không cho mượn đồ.

                Năng lực điều chỉnh hành vi: Khắc phục lỗi sai khi tự ý lấy đồ của người khác. Lời khuyên cho bạn khi bạn tự ý lấy đồ của bạn khác.

                II. CHUẢN BỊ

                1. Giáo viên

                + Sách giáo khoa

      + Đoạn phim, tranh ảnh

      + Phiếu học tập

                2. Học sinh

                          + Sách giáo khoa

            + Sưu tầm tranh ảnh

      + Bút lông viết bảng 

      III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động khởi động (3p): Nghe kể về gương sáng thật thà của học sinh

Mục tiêu:

    – Hiểu được thế nào là tự tính thật thà.

– Nêu được một số ví dụ về tính thật thà mà em biết

Phương pháp – Hình thức: Kể chuyện – Thảo luận nhóm – Hỏi đáp

– Bước 1: Cho HS nghe câu chuyện về gương sáng thật thà 

"Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn, bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào sảnh của 1 quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”.

Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đèn ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:

– Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.

– Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ.

– Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.

– Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu.

– Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon”. Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.

Bài học cuộc sống:

Dù là ở trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn cũng phải nhớ thiếu thốn vật chất chẳng là gì so với khiếm khuyết tâm hồn. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã đến đâu hãy luôn giữ lấy đạo đức của mình thì bạn luôn xứng đáng được tôn trọng. Chỉ cần bạn trung thực với chính mình, trung thực với mọi người thì chắc chắn đó là điều đáng tự hào.

– Bước 2: Thảo luận xung quanh câu chuyện

+ Câu chuyện cho ta bài học gì?

+ Cho một vài ví dụ về tính thật thà của bản thân hoặc của mọi người xung quanh mà em biết?

c. Dự kiến sản phẩm học tập/ Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu:

– HS biết thật thà là như thế nào.

– Đánh giá dựa trên số lượng trả lời đúng của học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.

 

Hoạt động 1 (5p): Xem tranh và trả lời câu hỏi

Mục tiêu:

– HS có hứng thú trong học tập.

– HS nhận biết hành vi nên tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là không nên. Nêu được tác hại của việc đó.

– HS nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của người khác.

Phương pháp – Hình thức: Thuyết trình – Vấn đáp

– Bước 1 : HS nhận tranh từ GV.

– Bước 2 : HS lắng nghe và GV phổ biến yêu cầu và thực hiện.

  + Chia lớp thành các nhóm. HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm 1 tranh.

-Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.

– Bước 4 : GV kết luận.

             Kết luận: HS biết tôn trọng đồ dùng cá nhân của người khác, không tự ý lấy đồ và sử dụng đồ dùng của người khác.

Sản phẩm dự kiến: HS nêu được hành vi nên làm và không nên làm và giải thích vì sao.

 

Hoạt động 2 (7p): Thảo luận

Mục tiêu:

– Hiểu được tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là sai.

– Nêu được lí do vì sao không được tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

– Biết được cần phải trả lại đồ dùng và xin lỗi khi mình tự ý lấy.

Sử dụng phương pháp: Thảo luận nhóm – Hỏi đáp

– Bước 1: HS nhận tranh từ GV.  

– Bước 2: HS lắng nghe GV phổ biến yêu cầu và thực hiện.

   + Yêu cầu các nhóm xem tranh, thảo luận xem bạn Loan đã làm điều gì sai, nhờ mẹ khuyên bảo Loan đã sửa sai như thế nào, chốt ý kiến chung của cả nhóm.

   + Giải thích vì sao nhóm lại có ý kiến như thế?

   + Vì sao không được tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác?

   + Cần phải làm gì khi tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác?

– Bước 3: HS trình bày và các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.

– Bước 4: HS lắng nghe góp ý và bổ sung ý kiến từ giáo viên.

Kết luận: Tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là hành vi không tốt. Muốn sử dụng đồ dùng của người khác em cần xin phép, hỏi mượn và được sự đồng ý của người đó.

Sản phẩm dự kiến:  HS phân biệt được việc nên làm và việc không nên làm và nêu được lý do.

 

Hoạt động 3 (5p): Chia sẻ

Mục tiêu:

– Hiểu được thế nào là tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

– Nêu được một số ví dụ về việc tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

– Nêu được lí do vì sao không được tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

Sử dụng phương pháp: Thảo luận – Hỏi đáp

– Bước 1: HS nhận tranh từ GV.  

 

– Bước 2: HS lắng nghe GV phổ biến yêu cầu và thực hiện.

   + Yêu cầu các nhóm xem tranh, thảo luận xem việc nào đúng, việc nào sai, chốt ý kiến chung của cả nhóm.

   + Giải thích vì sao nhóm lại có ý kiến như thế?

   + Vậy khi muốn sử dụng đồ dùng của người khác em phải làm gì?

   + Nêu một vài việc mà em thường gặp về việc tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

– Bước 3: HS trình bày và các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.

– Bước 4: HS lắng nghe góp ý và bổ sung ý kiến từ giáo viên.

             Kết luận: Tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là không tốt. Muốn sử dụng đồ dùng của người khác em cần phải mượn và được sự đồng ý của người đó.

Sản phẩm dự kiến: HS nêu được hành vi nên làm và không nên làm và giải thích vì sao.

 

Hoạt động 4 (8p): Luyện tập

Mục tiêu:

– Biết khuyên bạn khi bạn tự ý lấy đồ của người khác.

– Biết xin phép khi sử dụng đồ của người khác. Hiểu được thái độ của họ khi cho mình mượn đồ.

– HS biết tha thứ lỗi lầm cho người khác.

Phương pháp: Sắm vai giải quyết tình huống

– Bước 1: HS lắng nghe yêu cầu của GV và thực hiện:

– Bước 2: HS thảo luận nhóm đôi tìm lời khuyên cho bạn.

– Bước 3: Các nhóm trình bày. GV nhận xét và chốt ý.

– Bước 4: HS liên hệ bản thân : HS thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe.

– Bước 5 : Các nhóm chia sẻ trước lớp.

– Bước 6 : GV nhận xét, chốt ý và giáo dục kĩ năng sống cho HS.

Kết luận:

– Không tự ý lấy đồ của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó.

– Có trách nhiệm về hành vi của mình.

Sản phẩm dự kiến:

– HS tích cực thảo luận nhóm

– HS mạnh dạn kể lại câu chuyện của bản thân.

 

Hoạt động 5 (5p): Thực hành

Mục tiêu:

– Hiểu được tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là sai.

– Nhắc nhở và cùng bạn thực hiện việc không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

Phương pháp: Luyện tập – Thực hành

– Bước 1: GV nêu yêu cầu: Các em không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng học tập, đồ chơi, truyện, báo Nhi Đồng, … của bạn trong lớp khi bạn chưa đồng ý.

– Bước 2: HS lắng nghe GV phổ biến yêu cầu và thực hiện.

   + Yêu cầu mỗi HS tự giác thực hiện việc không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của bạn trong lớp và cùng nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện.

   + GV cho các tổ thi đua thực hiện.

 – Bước 3:

   + Mỗi tuần vào giờ SHTT, tổ trưởng báo cáo việc thực hiện của các bạn trong tổ hoặc chính bản thân của bạn bị bạn khác tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của mình báo cáo trước lớp.

   + GV nghe HS báo cáo, ghi nhận, tuyên dương tổ thực hiện tốt, động viên nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt (nếu có).

– Bước 4: GV yêu cầu HS thực hiện điều này ở bất cứ nơi nào như ở trường, ở nhà, khi qua nhà bạn chơi, … để giúp các em hình thành thói quen tốt.

Sản phẩm dự kiến:

– HS có ý thức tự giác và có thói quen không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của bạn trong lớp, của người khác và cùng nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện.

– Đánh giá dựa trên việc ghi nhận của tổ trưởng và của bản thân bạn bị bạn khác tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của mình: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.

GV rút ghi nhớ : Em không được tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.

 

ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU:             

Leave a Comment