Kéo xuống để xem hoặc tải về!
27: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIấU KIỂM TRA:
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 26 theo phân phối chương tŕnh.
2. Mục đích:
– Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về điện học từ tiết 19 đến 26.
Đánh giá kỹ năng tŕnh bày bài tập vật lý.
– Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
II – HÌNH THỨC KIỂM TRA: 30% TNKQ + 70% TL
1. BẢNG TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
N = 6 TNKQ + 14 TL (tương đương 5 bài, 9 ý)
h = 0,8
Nội dung
TS tiết
A TS tiết lý thuyết Số tiết quy đổi Số câu (n=a.N/A) Điểm số
BHa VDa BH VD BH VD
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Cơ học 5 3 2,4 2,6 1,8 4,2 2,0 4,6 0,9 2,1 1,0 2,3
2. Nhiệt học 3 3 2,4 0,6 1,8 4,2 0,5 1,1 0,9 2,1 0,2 0,5
Tổng 8 6 4,8 3,2 3,6 8,4 2,4 5,6 1,8 4,2 1,2 2,8
Tỷ lệ h = 0,8 4 4 2 3 6,0
(3B:3H) 4,0 (3VD:1VDC)
2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Nội dung
BH VD Điểm số
TN TL TN TL TN TL
1. Cơ học 2 2 1 2 1,5 4,5
Định luật về công C1 B1.a(1) 0,5 1
Công suất B2.a(1) C2 B2.b(1,5) 0,5 2,5
Cơ năng C3 B1.b(1) 0,5 1
2. Nhiệt học 2 2 1 1 1,5 2,5
Cấu tạo chất C4 B3(1) C5 1,0 1
Nhiệt năng C6 B4.a(1) B4.b(0,5) 0,5 1,5
Tổng 4 4 2 3 3,0 7,0
3. ĐỀ BÀI.
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1(B): Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Khi dùng các loại máy cơ đơn giản, ta được lợi 2 lần về công.
B. Khi dùng các loại máy cơ đơn giản, ta không được lợi gì về công.
C. Khi dùng các loại máy cơ đơn giản, ta được lợi 3 lần về công.
D. Khi dùng các loại máy cơ đơn giản, ta được lợi 2 lần về lực thì lợi 2 lần về đường đi.
Câu 2(VD): Một cần trục nâng 1 quả nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là
A. 1500W. B. 750W. C. 600W. D.300W
Câu 3(H): Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
C. Viên đạn đang bay. D. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
Câu 4(B): Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 5(VD): Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn
A. không chuyển động. B. đứng sát nhau.
C. chuyển động với vận tốc nhỏ, không đáng kể. D. chuyển động quanh 1 vị trí.
Câu 6(H): Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của 1 vật là 1 dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của 1 vật là năng lượng vật lúc nào cũng có.
C. Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng và thế năng của vật.
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) (1B) Nối 2 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định thành 1 palang thì hệ thống sẽ nâng vật nặng cho ta lợi bao nhiêu lần về lực? Tại sao?
b) (1VD) Một cầu thủ đá một quả bóng. Quả bóng đập vào cột dọc cầu môn rồi bắn ra ngoài. Cơ năng của quả bóng đã biến đổi như thế nào?
Câu 2: (2,5 điểm)
Một con ngựa kéo xe đi được 4,5km trong thời gian 30 phút.
a) (1H) Nếu lực kéo là F = 80N hãy tính công thực hiện.
b) (1VD+0,5VDC) Tính công suất trung bình do lực kéo của con ngựa sinh ra. Chứng minh rằng P = F.v.
Câu 3: (1 điểm) (H)
Tại sao khi thả một cục đường vào chén nước sau vài phút khi nếm ta thấy chỗ nào cũng ngọt ? Nếu thả vào chén nước nóng thì kết quả như thế nào?
Câu 4: (1,5 điểm)
a) (1B) Nêu tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm 2 ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
b) (0,5VDC) Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ 1 quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế dâng lên hay tụt xuống? Tại sao?
4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM:
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Mỗi ý khoanh đúng cho 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C A B C D
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1:
(2 điểm) a) Hệ thống sẽ cho ta lợi 4 lần về lực.
Vì theo định luật về công, dùng 1 ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực, ròng rọc cố định không cho lợi về lực chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo. Do đó, 2 ròng rọc động cho ta lợi 4 lần về lực. 0,5
0,5
b) Cơ năng của quả bóng đã biến đổi từ động năng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi, sau đó thế năng đàn hồi chuyển hóa thành động năng làm quả bóng bật ra ngoài. 0,5
0,5
Câu 2:
(2,5 điểm) a) Công của ngựa A = F.s = 80.4 500 = 360 000(J) 1,0
b) Công suất trung bình của ngựa :
Ta có: P = A/t
mà A= F.s => P = F.s/t Mà s/t = v => P = F.v. 1,0
Câu 3:
(1 điểm) – Vì giữa các phân tử đường và giữa các phân tử nước đều có khoảng cách, khi thả đường vào nước thì chúng chuyển động hỗn độn không ngừng, lúc này các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước làm nước có vị ngọt, các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường làm đường tan ra.
– Khi tăng nhiệt độ thì đường tan nhanh hơn vì khi đó các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn, xen lẫn vào nhau nhanh hơn.
Câu 4:
(1,5 điểm) a) Hai cách làm biến đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.
– Thực hiện công: cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, miếng đồng nóng lên; xoa hai bàn tay vào nhau, hai bàn tay nóng lên.
– Truyền nhiệt: Cho thức ăn vào nước nóng, thức ăn nóng lên; đun nước trên bếp lửa, nước nóng lên. 0,5
b) Mực thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống.
Vì không khí phì ra từ quả bóng, một phần nhiệt năng của nó đã chuyển hóa thành cơ năng nên nhiệt độ của khí giảm. 0,25