Giáo án bài Kiểm tra định kỳ thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 21 Kiểm tra định kỳ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Kiến thức Kiểm tra mưc độ tiếp nhận của học sinh về lịch sử Việt Nam …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

21 Kiểm tra định kỳ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức

Kiểm tra mưc độ tiếp nhận của học sinh về lịch sử Việt Nam

+ Biết được một số vấn đề về ra đời của Đảng, biết tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8.

+ Trình nguyên nhân, kết quả ý nghĩa một chiến dịch và đánh giá được các sự kiện lịch sử

+ Lí giải được một số chủ trương, đường lối của Đảng, hiểu tình hình Việt Nam sau  CMT8. Hiểu được tầm quan trọng của thắng lợi trên các mặt trận, hiểu được bước tiến của cuộc kháng chiến

   + Phân tích được tầm quan trọng sự ra đời của Đảng cộng sản, Phân tích được các giải pháp khắc phục khó khăn, Phân tích được đường lối kháng chiến. Rút ra bài học từ Xô Viết Nghệ Tĩnh. – Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp

2. Năng lực: Rèn luyện kỹ năng tái hiện lịch sử phân tích, đánh giá, nhận xét, liên hệ.

3. Phẩm chất

Giáo dục học sinh tính trung thực, sáng tạo trong thi cử.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

          Tự luận + Trắc nghiệm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên Chủ đề (nội dung, chương)

Nhận biết

Thông hiểu

vận dụng

TN

TL

TN

TL

 Vận dụng                  Vận dụng cao

TỔNG

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Việt nam trong những năm 1930-1939

(3t)

Biết được một số vấn đề về ra đời của Đảng

Lí giải được một số chủ trương, đường lối của Đảng

Phân tích được

tầm quan trọng sự ra đời của Đảng cộng sản

Bài học từ Xô Viết Nghệ Tĩnh

Số câu

Số điểm

 Tỉ lệ %

2

0,5

5%

2

0,5

5%

2

0,5

5%

1

0,25

2,5%

7

1,75

17,5

Chủ đề 2: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8- 1945

(3t)

Hiểu được quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng 8

Phân tích được  những yếu tố quan trọng trong  cách mạng tháng 8

Rút ra , liên hệ thực tiễn được những bài học cách mạng tháng 8

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

½

1

10

½

1,5

15%

2

0,5

5%

TN:2

TL: 1

3

30

Chủ đề 3

Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám đến toàn quốc kháng chiến

(2t)

biết tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8(5%)

Hiểu được tình hình Việt Nam sau CMT8

 

 

Phân tích được các giải pháp khắc phục khó khăn

Rút ra được bài học cho chính sách đối ngoại hiện nay

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

2

0,5

5%

2

0,5

5%

1

0,25

2,5

TN:7

1.75

17,5

Chủ đề 4: Việt nam từ cuối 1946 – 1954

(4t)

Nêu những thắng lợi tiêu biểu

Hiểu được tầm quan trọng của thắng lợi trên các mặt trận

Trình nguyên nhân, kết quả ý nghĩa một chiến dịch

Phân tích được đường lối kháng chiến

– Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

– Phân tích đường lối kháng chiến

Đánh giá được các sự kiện lịch sử

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

2/5

1

10%

2

  0,5

5%

1/5

  0,5

5%

2

  0,5

5%

2/5

1

10%

3,5

35

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

 4

1

10%

2/5

1

10%

     6

1,5

15%

½+1/5

1,5

15%

       6

1,5

15%

1/2

1,5

15%

4

1

10%

2/5

1

10%

TN

20

TL

IV. Phần đề ra

1. Trắc nghiệm:

Mức độ nhận biết:

Câu 1: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời:

A. Tại hang Pắc Bó – Cao Bằng

B. Tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc

C. Tại Làng Vạn Phúc –Hà Đông

D. Số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội

Câu 2. Nội dung nào sau đây không có trong hội nghị thành lập Đảng?

A. Nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam

B. Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ tóm tắt.

C. Bầu Trần Phú là tổng bí thư

D. Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng

Câu 3: Hoạt động ngoại giao nào diễn ra sau cách mạng Tám năm 1945 tác động đến nước ta?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

B. Tổng thống Pháp thăm chính thức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

C. Quân đội của các nước đồng minh vào nước ta làm nhiệm vụ giaỉ giáp quân nhật .

D. Hồng quân liên Xô vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 4. Chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống

Nhằm giải quyết khó khăn về……………, chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng “quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” do chính phủ phát động. Đến ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

A. nạn đói

B. nạn dốt

C. giặc ngoại xâm

D. tài chính.

Mức độ thông hiểu:

Câu 5: Đường lối của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định trong Cương lĩnh là:

A. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền.

B. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền bỏ qua thời kỳ TBCN mà tiến thẳng lên CNXH

C. Cuộc cách mạng vô sản dân quyền

D. Cách mạng XHCN

Câu 6: Nhiệm vụ nào không được Đảng xác định trong luận cương chính trị tháng 10/1930

A. Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng quần chúng

B. Đảng phát động quần chúng khỡi nghĩa vũ trang đánh đổ giai cấp thống trị giành chính quyền cho công nông

C. Đảng phải liên lạc với các dân tộc thuộc địa trên thế giới

D. Đảng phải liên lạc với vô sản thế giới

Câu 7. Sự kiện nào sau đây là  quan trọng nhất trong việc củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng

A. 6-1-1946, tổng tuyển cử, bầu quốc hội trong cả nước.

B. 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập.

C. Bầu cử hội đồng nhân nhân các cấp

D. Thành lâp ra ban dự thảo hiến pháp, thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch HCM đứng đầu.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây không nằm trong tác dụng của Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946)

A. Dùng tay quân Pháp để đẩy 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi miền Bắc

B. Dùng tay quân Tưởng để đẩy thực dân Pháp ra khỏi Nam Bộ.

C. Tránh một lúc đụng độ với nhiều kẻ thù.

D. Tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

Câu 9: Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa bước ngoặt mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính?

a. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947

b. Chiến dịch Biên Giới 1950

c. Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954

d. Chiến dịch ĐBP 1954

Câu 10: Ý nghĩa nào sau đây không phản ánh đúng về hiệp định Giơ ne Vơ 1954 về Đông Dương

a. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương

b. Là văn bản Pháp lí ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương

c. Pháp phải rút quân vê nước, Làm thất bại âm mưu trong vệc kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá cuộc chiến tranh xâm lược ĐD

d. Đất nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Mức độ vận dụng thấp:

Câu 11: Ý nghĩa mang tính bước ngoặt của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Là quá trình đấu tranh của dân tộc và giai cấp

B. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo.

C. CMVN là một bộ phận của cách mang thế giới.

D. Phong trào công nhân bước đầu chuyển thành phong trào tự giác.

Câu12: Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là:

A. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ trên thế giới

B. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân

C. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị.

D. sự lãnh đạo đúng đăn của Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 13: Sách lược của Đảng từ ngày 6/3/1946 có điểm gì khác so với giai đoạn trước đó?

Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.

 Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc.

Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng

 Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tưởng.

Câu14. Sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao của Đảng giai đoạn 1945-1946 được thể hiện ở:

Hiệp định Sơ bộ (6/3) và Tạm ước (14/9)

Hiệp định Sơ bộ (6/3) và hiệp định Gionevo (21/7)

Tạm ước (14/9) và hiệp định Pari (27/1)

    D. Hiệp định Gionevo (21/7) và hiệp định Pari (27/1)

Câu 15. Nhân tố quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của ta trong chiến dịch biên giới thu đông 1950

Hoàn cảnh thế giới thuận lợi

Lực lượng kháng chiến trưởng thành

Đường lối kháng chiến đúng đắn

     d. Lực lượng cách mạng ở lào và Campuchia phát triển

Câu 16: Tính chất toàn dân của đường lối kháng chiến toàn quốc được thể hiện là:

a. Toàn dân dân tộc tham gia trực tiếp kháng chiến

b. Toàn dân ủng hộ kháng chiến

c. Toàn dân tham gia kháng chiến với nhiều hình thức

d. Toàn dân tăng gia sản xuất

Mức độ vận dụng cao:

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh:

A. Phải có đường lối chiến lược đúng đắn(phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng)

B. Phải có tinh thần đoàn kết

C. Phải  xây dựng liên minh công – nông

D. Phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 18: Từ việc ký hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) nguyên tắc ngoại giao nào được Đảng ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay.

Lợi dụng sự ủng hộ của tổ chức quốc tế

Kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia

Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp

Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược

Câu 19: Bài học kinh nghiệm nào quan trọng nhất rút ra từ thành công của cách mạng Tháng tám

Vai trò lãnh đạo của Đảng

Tinh thần đoàn kết toàn dân

Xây dựng liên minh công nông vững chắc

Nghệ thuật chớp thời cơ

Câu 20: Từ cách mạng tháng 8, Đảng ta đã vận dụng bài học nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Giữ vững vai trò sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết toàn dân

Liên minh công nông

Xây dựng hậu phương vững chắc

Tăng cường hợp tác và hội nhập QT

Tự luận:

Câu 1a:  (2,5) Trình  bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa chiến dịch đánh dấu bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 

Câu 1b:  (2,5) Trình  bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa chiến dịch chủ động tiến công đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 

Câu 2a: (2,5). Nêu và phân tích đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của dân tộc ta

Câu 2b: (2,5) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

b

c

c

d

b

c

a

b

b

a

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

b

d

b

a

c

c

d

d

a

a

Câu 1a,b

 HS xác định dược Chiến dịch biên giới 1950

1

* Nguyên nhân:

– Pháp – Mĩ cấu kết chặt chẽ với nhau.

+ Pháp: thực hiện kế hoạch Giơ ve.

              Khoá chặt biên giới Việt – Trung.

             Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần hai.

=> Trước tình hình đó ta chủ động mở chiến dịch biên giới 1950 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng căn cứ Việt Bắc.

0, 5

* Kết quả: Căn cứ Việt Bắc được mở rộng, khai thông biên giới, tiêu hao sinh lực địch.

0, 5

*ý nghĩa: Ta giành thế chủ động, chuyển sang thế tiến công; lực lượng quân đội trưởng thành

0, 5

Câu 2a

Nội dung: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ,  tự lực cánh sinh, thanh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

+ Lực lượng quyết định: lực lượng vũ trang

+Mặt trận quyết định: Mặt trận quân sự

→ các yếu tố còn lại có tính chất quan trọng vừa hỗ trợ

1

0,25

0,25

– phân tích:

+ Là toàn dân kháng chiếnvì: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng…………….

 0,25

+ kháng chiến trên tất cả các mặt: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao

 0,25

+ Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài)…….

 0,25

+  Chủ yếu la dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Muốn đánh lâu dài thì phải dựa vào sức mình là chính

 0,25

Câu 2b

+ Được sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là chủ tịch HCM.

0,25

+ Có hệ thống chính quyền, Mặt trận, lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương vững chắc.

0,25

+ Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè và nhân loại tiến bộ thê giới.

0.25

+ Nguyên nhân thứ nhất là quan trọng nhất vì: Đảng và HCT đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo

0,25

Ý nghĩa lịch sử.

– Đối với dân tộc:

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của TDP trên đất nước ta gần một TK.

+ Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn XHCN.

1

– Đối với thế giới.

+ Giáng đòn mạnh vào  tham vọng xâm lược, nô dịch của CNĐQ, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

0,5

              3. Củng cố. : thu bài..

                4. Dặn dò. (1 phút) Chuẩn bị bài 28 phần I,II

– Soạn trước các câu hỏi trong sgk của bài 28 vào vở soạn.

? Miền Bắc đã đạt những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh? ý nghĩa lịch sử của những thành tựu đó?

? Em hãy nêu những thành tựu của miền Bắc đã đạt được trong thời kì cải tạo XHCN (1958 – 1960)?

Leave a Comment