Giáo án bài kiểm tra giữa kỳ thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 5 LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I. MỤC TIÊU.                 Thông qua bài kiểm tra, học sinh có khả năng:                 1/  Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

5 LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

I. MỤC TIÊU.

                Thông qua bài kiểm tra, học sinh có khả năng:

                1/  Kiến thức:

                – Kiểm tra, đánh giá được kiến thức của bản thân thu được qua các phần đã học:

– Nhận biết được chính sách thuế mà nhà Hán thi hành ở nước ta ; các tên gọi của các vị vua cũng như tên của nước ta

– Trình bày Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc  khởi nghĩa

-Hiểu được   chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta  –  Hiểu được Sự ra đời của nước Vạn Xuân.

– Giải thích được việc đặt tên nước của các triều đại cũng như nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến

Nhận xét được âm mưu thâm độc trong chính sách  của nhà Hán

                2/ Năng lực:

                – Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học

                3/ Phẩm chất:

                – Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

Tự luận và trắc nghiệm 50/50

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

– Nhận biết được chính sách thuế mà nhà Hán thi hành ở nước ta

– Nhận biết được các tên gọi của các vị vua cũng như tên của nước ta.

-Trình bày được   chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta

– Trình bày được kết quả của quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta  

Nhận xét chính sách cai trị của các triều dại phong kiến  phương bắc

Lập được bảng thống kê

Rút ra được bài học lịch sử và thái độ của bản thân

Số câu

12

3/4

1

1/4

10

2

Số điểm

3

3

3

1

3

7

 

 

30

30

30

10

30

70

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng  ( 0,25 điểm/câu).

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào thời gian nào?

A. Năm 40.                                                        B. Năm 248.

C. Năm 43.                                                        D. Năm 545.

Câu 2: Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là gì?

A. Bóc lột nhiều thứ thuế.                                B. Cống nạp sản vật.

C. Thi hành chính sách đồng hóa.                    D. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.

Câu 3: Trong thời kỳ Bắc thuộc, đứng đầu Châu và Quận là ai?

A. Người Hán.                                                  B. Người Việt.

C. Cả người Hán và người Việt.                      D. Có nơi là người Hán, có nơi là người Việt.

Câu 4: Câu nói dưới đây của ai?

“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

A. Trưng Trắc.                                                    B. Triệu Thị Trinh.

C. Trưng Nhị.                                                     D. Bùi Thị Xuân.

Câu 5: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta cống nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp

A. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.

B. Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tẩm…

C. Cống nộp quả vải.

D. Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.

Câu 6: Miền đất  u Lạc trước đây bao gồm những quận

A. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam.                  B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.

C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam.                     D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

Câu 7: Sự cướp đoạt của nhà Hán đối với dân ta được thể hiện

A. Phải nộp đủ các loại tô thuế.

B. Bắt dân ta làm các công việc lao dịch nặng nề.

C. Bắt thợ giỏi sang Trung Quốc xây dựng nhà cửa, cung điện, lăng tẩm, đền đài.

D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 8: Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là

A. Thuế rượu và thuế muối.                               B. Thuế chợ và thuế đò.

C. Thuế muối và thuế sắt.                                D. Thuế ruộng và thuế thân.

Câu 9: Lý Bí lên ngôi hoàng đế

A. Mùa xuân năm 542                                      B. Mùa xuân năm 543

C. Mùa xuân năm 544                                    D. Mùa xuân năm 545

Câu 10: Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là

A. Dạ Trạch Vương.                                       B. Điền Triệt Vương.

C. Gia Ninh Vương.                                        D. Khuất Lão Vương.

PHẦN I: TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Câu 1 (3 điểm) Vì sao trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau.? Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Thời gian

Tên nước

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Năm 111 TCN

Đầu thế kỉ III

Đầu thế kỉ VI

679 – thế kỉ X

Câu 2. (4 điểm) Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

ĐỀ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng  ( o,5 điểm/câu).

Câu 1: Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành

A. Quảng Châu (thuộc Trung Quốc).            B. Giao Châu ( u Lạc cũ).

C. Giao Chỉ ( u Lạc).                                   D. Câu A và B đúng

Câu 2: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?

A. Thôn xóm tiêu điều                                   B. Đất nước xơ xác

C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển                D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng

Câu 3: Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì

A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.

B. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế.

C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.

D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chinh chiến ở phương Nam.

Câu 4: Và sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang nước ta

A. Để dân ta quen dần tiếng Hán.    B. Để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.

C. Chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.

D. Nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.

Câu 5:  Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại

A. Cấm Khê                                                  B. Cẩm Khê

C. Lãng Bạc                                                   D. Hợp Phố.

Câu 6: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của

A. Hai Bà Trưng                                           B. Bà Triệu

C. Mai Hắc Đế                                              D. Lí Bí

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm

A. 238                      B. 248                         C. 258                  D. 268

Câu 8:  Khi khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại

A. Sông Hát (Hát Môn, Hà Nội).                B. Núi Đụn (Thanh Oai, Hà Nội).

C. Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).          D. Núi Nưa (Hậu Lộc, Thanh Hóa).

Câu 9: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem

A. 5000 quân              B. 6000 quân           C. 7000 quân         D. 8000 quân

Câu 10: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm

A. 541                         B. 542                    C. 543                    D. 544

PHẦN II :  PHẦN TỰ LUẬN. (7.0 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã áp đặt chính sách cai trị ở nước ta như thế nào ? Chính sách nào thâm độc nhất ? vì sao ?

Câu 2 ( 4 điểm )Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. Phần trắc nghiệm khách quan: 5 điểm.   (Mỗi ý 0,5 đ)

Đề

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đề 1

Đáp án

A

C

A

B

B

D

D

C

C

A

Đề 2

Đáp án

D

D

D

B

A

B

B

C

B

B

II. Phần Tự luận: 5 điểm. 

ĐỀ 1

Câu

Đáp án/Hướng dẫn chấm

Điểm

1

(3điểm)

 

 Vì sao trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau vì: – Chúng muốn  biến nước ta thành đơn vị hành chính của chúng, để dễ bề cai trị nước ta hơn, và làm cho chúng ta quên đi nguồn gốc của dân tộc mình.

1

Bảng thống kê theo mẫu:

Thời gian

Tên nước

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Tên  u Lạc bị mất

hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân

Năm 111 TCN

Châu Giao

ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Đầu thế kỉ III

Giao Châu

2 châu: Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu ( u Lạc cũ)

Đầu thế kỉ VI

Giao Châu

6 châu: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.

679 – thế kỉ X

An Nam đô hộ phủ

12 châu

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

2

(2 điểm)

Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

–  Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại:

– Lòng yêu nước.

0,75

– Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

0,75

– Ý thức vươn lên phát triển kinh tế đất nước

0,75

Ý thức bảo vệ nền văn hoá dân tộc

0,75

* Học sinh cần phải bảo vệ thành quả:

– Học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. (0,5đ)

0.5

– Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã gầy công xây dựng(0,5đ)

0,5

ĐỀ 2

Câu

Đáp án/Hướng dẫn chấm

Điểm

1

(3điểm)

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã áp đặt chính sách cai trị ở nước ta như thế nào ? Chính sách nào thâm độc nhất ? vì sao ?

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc được thể hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa và chính trị.

0,5

Về chính trị: Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện; Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ…

0,5

Về kinh tế: Đặt nặng nhiều thứ thuế Cống nạp sản vật quý, lao dịch nặng nề. Bắt những thợ giỏi khéo tay về trung quốc

0,5

Về văn hóa: Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta Mở trường dạy chữ HánĐưa người Hán sang ở lẫn với dân ta

0,5

Chính sách thâm hiểm nhất: Là chính sách đồng hóa, vì muốn biến nước ta thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc, dân ta thành dân Trung Quốc

1

2

2điểm

Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này? Chúng ta có tiếp tục  giữ gìn các phong tục tập quán đó nữa không?

Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói

0,75

Giữ được các phong tục: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

0,75

Giữ được nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình: tình làng nghĩa xóm

0,75

Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

0,75

Chúng ta phải tiếp tục giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp

1

Thu bài:

Dặn dò: Nghiên cứu bài 26,27 trả lời các câu hỏi trong sgk

Leave a Comment