Giáo án bài Kiểm tra học kì 1 thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

35 Kiểm tra học kì 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Học sinh hiểuđặc điểm của các đại diện của các ngành động vật thuộc phần động vật không xương sống. – Thấy …

35 Kiểm tra học kì 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Học sinh hiểuđặc điểm của các đại diện của các ngành động vật thuộc phần động vật không xương sống.

– Thấy được sự đa dạng, tập tính, vai trò và tác hại của các động vật thuộc phần động vật không xương sống.

     2. Năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:

MA TRẬN:

Tên chủ đề (Nội dung, chương) Nhận biết            Thông hiểu         Vận dụng             Tổng cộng

                                                Vận dụng thấp  Vận dụng cao    

                TN          TL            TN          TL            TN          TL            TN          TL           

1. Ngành động vật nguyên sinh

ĐỀ BÀI:

I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

  Câu 1: Vỏ cứng của trai có tác dụng:

a. Giúp trai vận chuyển trong nước                b. Giúp trai đào hoang

c. Bảo vệ trai trước kẻ thù                              d. Giúp trai lấy thức ăn

Câu 2: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?

a. Trùng biến hình                                          b. Trùng roi xanh       

c. Trùng giày                                                  d. Trùng sốt rét

Câu 3: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?

a. Không màu vì chưa có huyết sắc tố            b. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố

c. Có màu vàng vì trong đất nên ít O2.                    D. Có màu xanh vì ăn lá cây mục

Câu 4: Để bảo vệ mùa màng tăng năng xuất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào?

a. Giai đoạn bướm                                        b. Giai đoạn nhộng  

c. Giai đoạn sâu non                                     d. Giai đoạn trứng.

II. TỰ LUẬN (8đ)              

Câu 1(3điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện?

Câu 2(2điểm): Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Câu 3(2điểm): Trình bày vai trò của nghành thân mềm đối với đời sống?

Câu 4(1điểm): Tại sao nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiện lại có trai?

HƯỚNG DẪN CHẤM

I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)  Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Câu        1              2              3              4

Đáp án  c              b             b             c

II. TỰ LUẬN (8 điểm)       

Câu        Đáp án  Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)           *Cấu tạo ngoài của nhện: Gồm 2 phần: Đầu – Ngực và phần bụng.

– Phần đầu- ngực:

+ Đôi kìm có tuyến độc – bắt mồi – tự vệ.

+ Đôi chân xúc giác – cảm giác về khứu giác và xúc giác.

+ 4 đôi chân bò – di chuyển và chăng lưới.

– Phần bụng:

+ Đôi khe thở- hô hấp.

+ Lỗ sinh dục- sinh sản.

+ Núm tuyến tơ- sinh ra tơ nhện.            

Câu 2

(2,0 điểm)           – Vì chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp cho ấu trùng sán lá gan kí sinh.

-Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể chúng           

Câu 3

(2,0 điểm)           Vai trò của thân mềm:

– Lợi ích:

                + Làm thực phẩm cho con người.

                + Nguyên liệu xuất khẩu.

                + Làm thức ăn cho động vật.

                + Làm sạch môi trường nước.

                + Làm đồ trang trí, trang sức.

+ Có giá trị về mặt địa chất.

– Tác hại:

                + Là vật trung gian truyền bệnh.

                + Ăn hại cây trồng           

Câu 4

(1,0 điểm)           Nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có là do:

– Ấu trùng của trai khi nở ra, sống bám vào da và mang cá một vài tuần trước khi rơi xuống bùn.

– Khi thả cá, ấu trùng trai theo cá vào ao.              

0,5 điểm

 

0,5 điểm

2. Học sinh:

– Ôn lại toàn bộ nội dung đã học trong học kì I.

III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Kĩ thuật:

– Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

2. Phương pháp:

– Phương pháp đặt vấn đề, động não, so sánh, tổng hợp.

III. TIẾN TRÌNH:

1.Kiểm tra: ko

2. Bài mới:

Phát đề thi cho học sinh.

3. Củng cố:

Thu bài, nhận xét giờ làm bài.

4. Dặn dò:

Về ôn lại toàn bộ nội dung đã học.

5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:

Leave a Comment