Giáo án bài Kiểm tra học kì 2 thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 68 Kiểm tra học kì 2 I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Học sinh hiểuđặc điểm của các đại diện thuộc các lớp lưỡng cư, lớp …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

68 Kiểm tra học kì 2

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Học sinh hiểuđặc điểm của các đại diện thuộc các lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú.

– Thấy được sự đa dạng, tập tính và vai trò của các động vật thuộc các lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim và lớp thú. 

     2. Năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:

MA TRẬN:

Tên chủ đề (Nội dung, chương) Nhận biết            Thông hiểu         Vận dụng             Tổng cộng

 

ĐỀ BÀI:

I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đại diện lưỡng cư nào thuộc bộ lưỡng cư không chân?

     A. Ếch giun            B. Ếch đồng          C. Cá cóc tam đảo            D. Cóc nhà

 Câu 2: Loài chim nào thuộc nhóm chim bay?

     A. Đà điểu Úc         B. Đại bàng          C. Đà điểu Phi                 D. Chim cánh cụt

 Câu 3: Động vật nào sau đây thuộc bộ gặm nhấm?

     A. Chuột chù           B. Chuột đồng     C. Chuột chũi                   D. Mèo

 Câu 4: Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng:

     A. Số lượng loài                 B. Số lượng cá thể đực

     C. Số lượng cá thể cái        D. Số lượng cá thể đực và cái

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 2 (3 điểm): Tại sao nói sự sinh sản của thỏ tiến bộ hơn hẳn thằn lằn?

Câu 3 (2 điểm): Lấy ví dụ về 2 loài động vật không xương sống, 2 loài động vật có xương sống có hại cho mùa màng và 2 loài có lợi cho mùa màng?

ĐÁP ÁN:

 

I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)  Mỗi câu đúng: 0,5 điểm

Câu        1              2              3              4

Đáp án  A             B             B             A

II. TỰ LUẬN: (8điểm)     

 

Câu        Đáp án  Điểm

Câu 1

(3 điểm)               Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn:

– Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.

– Có lông vũ bao phủ làm cơ thể chim nhẹ, lông tơ giữ nhiệt cho cơ thể, lông ống làm thành cánh chim giang ra một diện tích rộng.

– Chi trước biến đổi thành cánh để quạt gió, cản không khí khi bay.

– Mỏ sừng bao bọc, hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

– Cổ dài khớp đầu với thân phát huy tác dụng của các giác quan trên đầu.

  – Chi sau có 3 ngón trước 1 ngón sau các ngón có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây.              

Câu 2

(3,0 điểm)           Thỏ đẻ con tiến bộ hơn hẳn so với thằn lằn đẻ trứng vì:

– Sự phát triển phôi trong cơ thể mẹ bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ nên ổn định, an toàn, có đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện phát triển hơn, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường và lượng chất dinh dưỡng của noãn hoàng ở trong trứng.

– Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào khả năng bắt mồi và môi trường trong tự niên như các loài khác, nên tỉ lệ sống sót cao hơn.          

Câu 3

(2,0 điểm)           – Động vật có hại cho mùa màng:

+ ĐVKXS: Ốc bươu vàng, các loại bọ xít…

+ ĐVCXS: Chuột, sóc…

– Động vật có lợi cho mùa màng:

+ ĐVKXS: Giun đốt, ong mắt đỏ…

+ ĐVCXS: Chim bắt sâu, rắn bắt chuột …

 

III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Kĩ thuật:

– Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

2. Phương pháp:

– Phân tích, tìm tòi, khái quát hóa, biểu đạt sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra: ko

2. Bài mới:

Phát đề thi cho học sinh

3. Củng cố:

Thu bài, nhận xét giờ làm bài

4. Dặn dò:

Về ôn lại toàn bộ nội dung đã học

5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:

Leave a Comment