Kéo xuống để xem hoặc tải về!
33 Kiểm tra học kì II (1 TIẾT)
I. Mục đích kiểm tra
1. Về kiến thức :
Nhằm kiểm tra kiến thức của HS phần lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ:
-Biết được các sự kiện cơ bản của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1946 đến 19
-Hiểu được nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của các chiến dịch 75
-So sánh được các chiến lược chiến tranh của Mĩ đã áp dụng ở Việt Nam
– Đánh giá về âm mưu- thủ đoạn của của Mĩ trong việc thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ
– Nhận xét được các sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
2. Về kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : – Ghi nhớ, tái hiện sự kiện, trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích,so sánh, đánh giá sự kiện.
3.Về thái độ : Thông qua làm bài giáo dục cho học sinh thái độ nghiêm túc, tinh thần tự lực
trong làm bài, kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
4.Năng lực: – Thực hành bộ môn; tái hiện sự kiện,so sánh; đánh giá,….
II. Hình thức : Tự luận – Trắc nghiệm
III. Thiết lập ma trận
Tên chủ đề (nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954
(6 tiết)
Biết được các sự kiện cơ bản của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1954 đến 1975
Hiểu được nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của các chiến dịch
Số câu:
4
½
8
½
12
1
Số điểm:
1
1
2
1
3
2
Chủ đề 2: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (8 tiết)
So sánh được các chiến lược chiến tranh của Mĩ đã áp dụng ở Việt Nam
– Đánh giá về âm mưu- thủ đoạn của của Mĩ trong việc thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ
-Nhận xét được các sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
Số câu:
4
½
4
½
8
1
Số điểm:
1
2
1
1
2
3
Tổng số câu:
4
½
8
1/2
4
½
4
½
20
2
Tổng số điểm:
1
1
2
1
1
2
1
1
5
5
Tỷ lệ %:
10%
10%
20%
10%
10%
20%
10%
10%
50
50
IV. Đề kiểm tra
Phần trác nghiệm khách quan (mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)
Em hãy khoan tròn vào ý đúng nhất
Câu 1:Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên sóng phát thanh vào ngày tháng năm nào?
A.Ngày 6/1/1946 C.Ngày 19/12/1946
B.Ngày 14/9/1946 D.Ngày 6/3/1946
Câu 2:Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?
A.Ngày 13/3/1954 Ngày 13/3/1954
B.Ngày 7/5/1954 Ngày 21/7/1954
Câu 3: “”Pháo đài bất khả xâm phạm”” của Pháp xây dựng ở Điện biên phủ như thế nào?
A. Bao gồm 49 cứ điểm và 3 phân khu
B. Bao gồm 50 cứ điểm và 3 phân khu
C. Bao gồm 48 cụm cứ điểm và 2 phân khu
D. Bao gồm 49 cứ điểm và 5 phân khu
Câu 4: Hiệp định Giơ ne vơ đươc ký kết vào ngày tháng năm nào?
Ngày 8/5/1954 C.Ngày 13/3/1954
Ngày 7/5/1954 D.Ngày 21/7/1954
Câu 5: Pháp đề ra kế hoạch Na Va nhằm mục đích :
A. xoay chuyển cuộc chiến tranh Đông Dương, chuyển từ bại thành thắng.
B. buộc ta phải ký hiệp định có lợi cho chúng.
C. xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiến.
D. khóa chặt biên giới Việt Trung và cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 6:Tại sao Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài không thể công phá?
A.Nhằm chiếm toàn bộ Đồng bằng Bắc Bộ.
B.Nhằm thu hút bộ đội chủ lực của ta vào đây để tiêu diệt.
C.Nhằm chiếm lại Trung và Thượng Lào.
D.Nhằm tấn công chiến lược miền Trung và miền Nam Đông Dương.
Câu 7:Vì sao ta lại phải phát động cuộc kháng chiến toàn quốc?
A.Tấn công Hà Nội mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc.
B.Đàm phán với ta.
C.Gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.
D.Rút quân khỏi Hà Nội
Câu 8:Nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp là:
A.Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.
B.Trường kỳ, tự lực cánh sinh
C. Toàn diện,Tự lực cánh sinh, trường kỳ.
D.Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 9. Trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 ta sử dụng chiến thuật gì?
A.Công đồn diệt viện C. Đánh vận động
B. Đánh công kiên D. Cất vó
Câu 10: Kết thúc Chiến dịch Biên giới, quân ta dành được thắng lợi gì?:
A. Đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp.
B. Đã làm thất bại âm mưu trong việc phong tỏa hành lang Đông Bắc của Pháp.
C.Đã buộc Pháp phải rút quân về cố thủ ở đồng bằng Bắc bộ.
D. Đã Giải phóng 35 vạn dân, khai thông đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, đồng thời chọc thủng hành lang Đông Tây tại Hòa Bình.
Câu 11. Kết quả nào sau đây không phải là của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 là:
A. Kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản
B.Ta giải phóng hoàn toàn Thượng và Trung Lào
C.Quân chủ lực của Pháp bị động phân tán và giam chân ỏ vùng rừng núi.
. D. Pháp phải đàm phán với ta về việc rút hết quân
Câu 12. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận :
A.Chính trị, ngoại giao
B. Kinh tế ,văn hóa
C. Quân sự
D.Chính trị, văn hóa
Câu 13: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” có điểm gì khác so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt”?
A. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai.
B. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai, quân chư hầu
C. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai, quân đội Mĩ
D. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ ,quân Đồng Minh.
Câu 14: cuộc tiến công chiến lược năm 1972 thắng lợi có ý :
A. Mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chiến lược ‘’Việt nam hóa chiến tranh”.
C. Đã giáng một đòn nặng nề vào quân Ngụy ( công cụ chủ yếu) của Mĩ.
D, Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa ” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 15: Đánh giá kết quả quan trọng nhất hiệp định Pa ri đối với công quộc cứu nước của dân tộc ta
A. phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ
B. đánh cho “Mĩ cút” “Ngụy nhào”.
C. Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”
Câu 16: Thủ đoạn của mĩ sử dụng trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “có gì mới so với các chiến lược chiến tranh trước?
A. Dồn dân lập ấp chiến lược .
B. Hành quân tìm, diệt.
C. Mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
D. Mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào, Cam-pu-chia.
Câu 17: Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam thể hiện tính sáng tạo trong sự lãnh đạo của Đảng
A. Trong năm 1975 tiến công trên quy mô lớn.
B. Năm 1976 , tổng khởi nghĩa , giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
C . Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
D.Tranh thủ thời cơ đánh nhanh, thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.
Câu 18: Thành quả mà nhân dân ta đã đạt được và đang được hưởng từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến nay :
A. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịchsử dân tộc.
B.cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C.tạo điều kiện cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.
D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ,Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: Cả nước độc lập thống nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 19: Nhân tố mang tính chất quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ Cứu nước là:
A. nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
B. có hậu phương vững chắc ở Miền bắc xã hội chủ nghĩa.
C. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
D. sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 20: Sau hiệp định Pa-ri , so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?
A. Quân Mĩ và Đồng minh rút về nước, Ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
B. Viện trở của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính của Mi tăng gấp đôi.
C. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất , tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho Miền Nam.
D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.
TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm) Tại sao ta lại mở chiến dịch biên giới thu đông 1950? Kết quả, ý nghĩa ?
Câu 2. (3 điểm) So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? Qua đó em hãy đánh giá tội ác của Mỹ đối với nhân dân ta.
ĐÁP ÁN:
* Nguyên nhân:
– Pháp – Mĩ cấu kết chặt chẽ với nhau.
0,25
+ Pháp: Thực hiện kế hoạch Giơ ve, khoá chặt biên giới Việt – Trung.
0,25
Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cô lập căn cứ địa Việt Bắc Thiết lập “hành lang Đông Tây”
0,25
Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần hai.
0,25
* Kết quả, ý nghĩa.
– Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trên biên giới quân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt –Trung, từ cao Bằng đến
0,5
Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng căn cứ Việt Bắc tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
0,5
Câu 2
*So sánh: (2đ)
– Giống nhau:
+ Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc (0,5)
– Khác nhau:
Khác nhau
“Chiến tranh cục bộ”
“Việt Nam hóa chiến tranh”
Lực lượng (0,5)
Quy mô
(0,5)
Vai trò của Mỹ (0,5)
– Quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội tay sai ở miền Nam
– Tiến hành ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
– Mỹ trực tiếp chiến đấu vừa làm cố vấn chỉ huy.
– Quân đội tay sai ở miền Nam là chủ yếu, quân Mỹ phối hợp bằng hỏa lực và không quân.
– Tiến hành ở miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời mở rộng chiến tranh toàn Đông Dương.
– Mỹ phối hợp chiến đấu vừa làm cố vấn chỉ huy.
*Đánh giá: (1đ)
– Thông qua việc cung cấp vũ khí phương tiên chiến tranh….. tàn sát, hủy hoại tài nguyên, con người….
-Thâm độc dùng người Việt trị người Việt dùng người Đông dương đánh người Đông Dương