Kéo xuống để xem hoặc tải về!
36: Kiểm tra học kỳ I
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 35 theo phân phối chương trình.
2. Mục đích:
– Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần điện học và điện từ học.
Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
– Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
II – HÌNH THỨC KIỂM TRA: 30% TNKQ + 70% TL
1. BẢNG TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
N = 12 TNKQ + 28 TL
h = 0,9
Nội dung
TS tiết TS tiết lý thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số
BH VD BH VD BH VD
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Điện học 20 12 10,8 9,2 3,8 8,9 3,2 7,6 1,0 2,2 0,8 1,9
2. Điện từ học 14 11 9,9 4,1 3,5 8,2 1,4 3,4 0.9 2,0 0.4 0,8
Tổng 36 23 20.7 13,3 7,3 17,0 4,7 11,0 1,8 4,3 1,2 2,7
Tỷ lệ h = 0,9 7 4 5 3 6,0
(3B:3H) 4,0 (2VD:2VDC)
2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Nội dung
BH VD Điểm số
TN TL TN TL TN TL
Chủ đề 1. Điện học 4 2 3 2 1,75 4,0
1. ĐL Ôm – Áp dụng cho mạch hỗn hợp. C1 B1.a (1) C2 B1.b (1) 0,5 2
2. Công thức tính điện trở C3 C4 0,5
3. Công – Công suất. C5 B2.a (1) C6 0,5 1
4. Định luật Jun- L en xơ C7 B2.b (1) 0,25 1
Chủ đề 2. Điện từ học 3 2 2 1 1,25 3,0
1. Từ trường C8 0,25
2. Quy tắc nắm tay phải B4 (1) C9 0,25 1
3. Quy tắc bàn tay trái B3.a (1) C10 B3.b (1) 0,25 2
4. Động cơ điện một chiều C11 0,25
5. Cảm ứng điện từ C12 0,25
Tổng 7 4 5 3 3,0 7,0
3. ĐỀ BÀI
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của định luật Ôm?
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ thuận với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây.
Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 1,5A. Hỏi cường độ dòng điện qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A nữa thì hiệu điện thế hai đầu dây đó nhận giá trị nào sau đây là đúng?
A. U = 12V B. U = 14V C. U = 16V D. U = 18V
Câu 3: Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất?
A . R = l B. R = C. R = D. R=
Câu 4: Hai dây dẫn đồng chất có cùng tiết diện, dây thứ nhất dài 2m có điện trở R1 và dây thứ hai dài 6m có điện trở là R2. Hãy so sánh điện trở hai dây.
A. R2 = 3R1 B. R1 = 3R2 C. R2 = 2R1 D. R1 = 1.5R2
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về đơn vị của công suất?
A. 1 Óat là công suất của một dòng điện sản ra công 1 jun khi nó chạy giữa hai điểm có hiệu điện thế 1 vôn.
B. 1 Óat là công suất của một dòng điện sản ra công 1 jun trong mỗi giây.
C. Đơn vị của công suất là Óat. Kí hiệu là W.
D. 1 Óat là công suất của một dòng điện 1 ampe chạy giữa hai điểm có hiệu điện thế 1 vôn.
Câu 6: Khi mắc một bóng đèn có hiệu điện thế 6V thì dòng điện qua nó có cường độ 0,4A. Công suất tiêu thụ điện của bóng đèn này có thể nhận giá trị nào là đúng trong các giá trị sau
A. P = 24W B. P = 12W C. P = 2,4W D. P = 6 W
Câu 7: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?
A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t
C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t
Câu 8: Cho hai nam châm tương tác với nhau thì
A. chúng luôn chỉ theo hướng hướng Bắc – Nam của Trái Đất.
B. nếu cùng cực từ thì đẩy nhau, khác cực từ thì hút nhau.
C. nếu cùng cực từ thì hút nhau, khác cực từ thì đẩy nhau.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 9: Sử dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ, chiều dòng điện trong hình nào là đúng nhất?
Câu 10: Sử dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều lực điện từ, chiều đường sức từ và chiều dòng điện trong các hình sau, hình nào phù hợp nhất?
Câu 11: Động cơ điện một chiều quay được là do tác dụng của lực nào?
A. Lực hấp dẫn. C. Lực đàn hồi.
B. Lực từ. D. Lực điện từ.
Câu 12: Làm cách nào tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A. Nối hai đầu đinamô với hai cực của một acquy.
B. Cho bánh xe đạp cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm)
Có 2 điện trở là R1= 2Ω, R2= 3Ω. Được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế U= 6V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.
Bài 2: (2,0 điểm)
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 44 và có cường độ dòng điện qua bếp là 5A.
a) Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 250C thì thời gian đun nước là 12 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
b) Trong mỗi ngày bếp sử dụng 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày. Biết giá 1kWh là 750 đồng.
Bài 3: (2,0 điểm)
a) Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
b) Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định tên từ cực nam châm
trong hình vẽ bên:
Bài 4: (1,0 điểm)
Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? Phát biểu nội dung quy tắc.
4. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM:(3đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B C B A A C A B C A D C
II. TỰ LUẬN:(7đ)
Bài Nội dung trả lời Điểm
1(2đ) Tóm tắt
R1 nt R2
R1= 2 Ω,
R2= 3 Ω,
U= 6 V
a. Rtđ= ?
b. I =? Bài giải
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là
Rtđ = R1+R2 = 2 + 3 =5 ( Ω)
b. Cường độ dòng điện trong mạch chính là
I=U/Rtđ = 6/5 = 1,2 (A) 1,0
1,0
2(2đ) Tóm tắt
R=44 ;
I= 5A
V=1,5l (m=1,5kg)
t1=250c; t2=1000c.
t =12 phút = 720s
c=4200J/kg.K
t’=3.30=90h
T1=750 đ
Tính:
a) H? b)T? Bài giải
a. Nhiệt l¬ượng Q1 cần cung cấp để đun sôi 1,5l nư¬ớc.
Q1= c.m.(t2 – t1) = 1,5.4200.( 100 – 25) = 472500(J)
Nhiệt l¬ượng mà bếp toả ra trong thời gian 12 phút.
Q2= I2Rt = 1100.720 = 792 000 (J)
Hiệu suất của bếp:
H=
b. Điện năng bếp tiêu thụ trong 30 ngày.
A= I2Rt’ = 1100. 30.3= 99 000Wh = 99 kWh
Tiền điện phải trả:
T = 99.750 =74 250(đồng)
3(2đ) a. Phát biểu quy tắc: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
b. Xác định tên từ cực của nam châm:
4(1đ) – Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều lực điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều các đường sức từ.
– Phát biểu quy tắc nắm tay phải:
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 0,5
CHÚ Ý: Trong từng câu hoặc từng phần của câu, HS có thể làm theo cách khác nhưng vẫn đúng, hợp lý, thì vẫn cho điểm tối đa của câu hoặc từng phần của câu đó.
IV. Rút kinh nghiệm: