Giáo án bài Kinh tế , văn hóa nước ta tk XVI – XVIII (tt) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 14 Kinh tế , văn hóa nước ta tk XVI – XVIII (tt) II.   VĂN HÓA I. MỤC TIÊU:                                                                1. Kiến thức :  – Những nét …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

14 Kinh tế , văn hóa nước ta tk XVI – XVIII (tt)

II.   VĂN HÓA

I. MỤC TIÊU:                                                               

1. Kiến thức : 

– Những nét chính về tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật.

– Sự ra đời chữ Quốc ngữ.

2. Năng lực: 

– Tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…

– Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ… Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn…

– Mô tả lễ hội hoặc vai trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình….

3. Phẩm chất:  Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.

– Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

Chuẩn bị của giáo viên

  – Giáo án word và Powerpoint.

  – Máy móc, phương tiện có liên quan.

– tranh ảnh

     2. Chuẩn bị của học sinh

  – Chuẩn bị bài mới.

  – Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:      

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

– Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.

– Phương thức tiến hành: GV kiểm tra bài cũ

Nhận xét về tình hình kinh tế ở Đàng Trong, Đàng Ngoài

– Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.

Một trong những điều rất đặc biệt của Lịch sử nước ta ở những thế kỷ XVI-XVII là bên cạnh sự suy yếu khủng hoảng của chế độ phong kiến, sự suy giảm của kinh tế nhưng nền văn hoá của dân tộc vẫn có những bước chuyển biến rất rất tuyệt  vời. để tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hoá nước ta thời kỳ này cô cùng các em tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVII ; biết sự ra đời chữ quốc ngữ và lý giải được vì sao chữ quốc ngữ giai đoạn này không dược dùng ; trình bày được những thành tựu về văn học nghệ thuất

 b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận cặp đôi, nhóm hoàn thành các hoạt động giáo viên tổ chức

c) Sản phẩm học tập: hoàn thành phiếu học tâp

d) Cách thức tiến hành hoạt động

HĐ của GV và HS

ND cần đạt

1. Hoạt động 1:  Tôn giáo:

 –  Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI – XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật :

    –  Phương thức tiến hành: ( cặp đôi…)

    –  Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận cặp:

   + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho HS.

 ? Ở thế kỷ XVI – XVII nước ta có những tôn giáo nào ? Em biết gì về các tôn giáo đó ?

? Ngoài các tôn giáo thì ở nước ta các TK XVI-XVII tồn tại các tín ngưỡng nào ? Các tín ngưỡng nào hiện nay vẫn được duy trì.

? Quan sát H.53 và những hiểu biết của em, kể tên các hình thức sinh hoạt văn hóa ? Các hình thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì ?

   + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

   + Bước 3: HS báo cáo kết quả

   + Bước 4:  HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2: Sự ra đời chữ quốc ngữ.

    –  Mục tiêu: Biết được sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

    –  Phương thức tiến hành: (Cá nhân)

    –  Tổ chức hoạt động:

? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

HSTL – GV nhận xét, chốt ý.

 Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ ? (G.sĩ A-Lếch-Xăng đơ Rốt )

? Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay . HSTL-GV nhận xét, chốt ý.

  3. Hoạt động 3: Văn học, nghệ thuật.

 –  Mục tiêu: nêu được những điểm mới về văn học, nghệ thuật.

    –  Phương thức tiến hành: (nhóm…)

    –  Tổ chức hoạt động:

* Thảo luận nhóm:

+ Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm.

? Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các gđ từ các TK XVI – XVII và nữa đầu TK XVIII .

? Trình bày những nét chính về nghệ thuật dân gian, nghệ thuật và sân khấu ở nước ta vào các TK XVII-XVIII và nhận xét..

? Vì sao ở thời kì này nghệ thuật dân gian lại phát triển cao ?

   + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

   + Bước 3: HS báo cáo kết quả

   + Bước 4:  HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  1. Tôn giáo:
  2. + Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

+ Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

+ Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

+ Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

+ Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

2. Sự ra đời chữ quốc ngữ.

– Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương Tây đã dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời

– Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và  trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến ngày nay .

3. Văn học, nghệ thuật.

  a. Văn học :

+ Các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…

+ Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai… còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn…

  b. Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc… nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào… được phục hồi và phát triển.

 C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm học tập: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d) Cách thức tiến hành hoạt động

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá  nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo

B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại

C. Không hề được quan tâm

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn

Câu 2: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?

A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh

B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam

C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh

D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta

Câu 3: Đến thế kỉ nào tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng?

A. Thế kỉ XV         B. Thế kỉ XVI        C. Thế kỉ XVII        D. Thế kỉ XVIII

Câu 4: Trạng Trình là tên dân gian của ai?

A. Lương Thế Vinh   B. Nguyễn Bỉnh Khiêm      C. Vũ Hữu         D. Lương Đắc Bằng

Câu 5: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?

A. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát

B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến

C. Vạch trần quan lại tham nhũng

D. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ

+ HS: Chọn câu trả lời đúng         

– Sản phẩm hoạt động của HS: câu trả lời đúng

Kết luận của GV: Đánh giá khả năng tiếp thu bài HS

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm

d) Cách thức tiến hành hoạt động

   Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức.

Em biết những đường phố trường học nào mang tên các nhân vật: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Anh, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất? Giải thích vì sao được đặt tên đó

Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.

– Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

1.Ở Việt Nam hiện nay, có những đường phố, trường học mang tên các nhân vật như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương,……….Cụ thể như:

Đường Nguyễn Hữu Cầu (Đà Nẵng), Đào Duy Từ(Hà Nội), Nguyễn Hữu Cầu(  Hải Dương), Hoàng Công Chất( Hà Nội), đường Nguyễn Danh Phương (Vĩnh Phúc)

Trường:  THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đó là cách để toàn dân ta, đồng bào ta tỏ lòng thành kính, biết ơn tới những vị anh hùng, danh nhân văn hóa những người tài giỏi đã có công xây dựng nước, góp phần làm cho đất nước thêm giàu đẹp, văn minh. Nhân dân ta đang thực hiện chủ chương "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"!.

2. Sưu tầm những mẩu truyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm và kể lại cho bạn nghe mẩu chuyện mà em thích nhất về nhân vật này.

Sau khi ông mất, những giai thoại về tài đoán số của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không ngừng được người đời lưu truyền. Một trong số đó là mẩu chuyện dưới đây:

Ngày xuân năm mới sắp tới, mời các bạn cùng suy ngẫm về giai thoại sau:

Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút.

Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ "thiết đoản mộc tràng", nghĩa là "sắt ngắn gỗ dài". Ông hỏi học trò:

Anh đoán người đó vào đây để làm gì?

Anh học trò trả lời:

– Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:

– Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:

– Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm.

Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình

Leave a Comment