Giáo án bài làm quen với một số hình môn toán sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file TOÁN làm quen với một số hình                                             VỊ TRÍ (sách học sinh, trang 10-11)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TOÁN làm quen với một số hình                                             VỊ TRÍ (sách học sinh, trang 10-11)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nhận biết các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải – trái (đối với bản thân), trên – dưới, trước – sau, ở giữa.

2. Kĩ năng: Sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải – trái (đối với bản thân), trên – dưới, trước – sau, ở giữa.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; bảng con, 1 hình tam giác; 2 bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải); …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên làm mẫu, đứng cùng chiều với học sinh: đưa tay sang trái, đưa tay sang phải. – Học sinh vận động theo hiệu lệnh của giáo viên.

2. Bài học và thực hành (28-30 phút):     

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải – trái, trên – dưới, trước – sau, ở giữa.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

2.1. Nhận biết và nói đúng vị trí của người hoặc vật:

a. Tìm hiểu bài:

– Giáo viên treo tranh, giúp các em nhận biết và chọn đúng từ cần dùng (phải – trái đối với bản thân, trên – dưới, trước – sau, ở giữa) để mô tả vị trí giữa các đối tượng.

b. Tìm cách làm bài:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân).

– Giáo viên khuyến khích nhiều học sinh trình bày.

c. Kiểm tra:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn.

– Giáo viên chốt (có thể kết hợp với thao tác tay): trái – phải, trên – dưới, trước – sau, ở giữa.    

 

– Học sinh quan sát tranh, nhận biết và chọn đúng từ cần dùng.

– Học sinh làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh.

– Học sinh trình bày: Máy bay ở trên, tàu thuỷ ở dưới. Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng bên trái. Xe màu hồng chạy trước, xe màu vàng chạy sau, xe màu xanh chạy ở giữa.

– Học sinh nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn: nói vị trí máy bay và đám mây, …

– Học sinh lắng nghe.

Nghỉ giữa tiết

2.2. Thực hành – trải nghiệm để khắc sâu kiến thức:

a. Giáo viên tổ chức trò chơi “Đố em”:

– Giáo viên dùng bảng con và 1 hình tam giác đặt lên bảng lớp, yêu cầu học sinh quan sát rồi nói vị trí của bảng con và hình tam giác.

+ Giáo viên: Cô bảo, cô bảo

+ Giáo viên: Cô bảo hãy nói vị trí của hình tam giác và bảng con.

 

+ Giáo viên: Cô bảo, cô bảo

+ Giáo viên: Cô bảo để bảng con ở phía dưới, hộp bút ở phía trên.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm đôi, yêu cầu học sinh tiếp tục đặt đồ dùng để đố bạn nói vị trí, hoặc ngược lại.

a. Giáo viên tổ chức trò chơi “Vào vườn thú” (tích hợp an toàn giao thông):

– Giáo viên đưa biển báo hiệu lệnh và giới thiệu tên gọi (rẽ trái, rẽ phải).

– Giáo viên thao tác mẫu (vừa chỉ tay, vừa nói) và hướng dẫn học sinh thực hiện. Ví dụ: Rẽ phải đến chuồng voi trước,…

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục chơi theo nhóm đôi.

– Giáo viên kiểm tra.      

– Học sinh quan sát rồi nói vị trí của bảng con và hình tam giác.

 

+ Học sinh: Bảo gì? Bảo gì?

+ Học sinh: Bảng con ở bên trái, hình tam giác ở bên phải, dùng bảng con và hộp bút (hoặc bút chì với bảng con,…) để đặt theo hiệu lệnh của giáo viên.

+ Học sinh: Bảo gì? Bảo gì?

+ Học sinh đặt theo yêu cầu của giáo viên.

 

– Học sinh tiếp tục chơi theo nhóm đôi.

3. Hoạt động ở nhà:       

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tập phân biệt rõ ràng bên trái, bên phải trên cơ thể mình.             – Học sinh tập tập nói: chân trái, chân phải, mắt trái, mắt phải, … của mình.

Leave a Comment